Tâm tình độc giả

“Có sống ở đó đâu mà khóc thuê!”

“Có sống ở đó đâu mà khóc thuê!”

 

Đó là câu cửa miệng của nhiều cư dân mạng dùng để trả lời các bài viết về hiện tượng xã hội. “Có sống ở đó đâu mà khóc thuê”. Họ cho rằng phải sống ở đấy mới có quyền nói về các vấn đề cuộc sống xã hội ở đó.​
Khi người dân ở vùng Nghi Sơn (Thanh Hóa) phản đối xây dựng cảng. Nhiều người ở nơi khác bình luận nên xây dựng cảng để phát triển kinh tế. Sau đó có những phản hồi “bạn có ở đó đâu mà biết, dân ở đấy họ thấy thế nào nên họ mới phản đối”. Tương tự như vụ việc ở Bình Thuận, Quảng Ninh. Tại sao lại có những tư duy đó? Người nơi khác có thẩm quyền để lên tiếng về một vấn đề đang xảy ra ở địa phương mà họ không sinh sống không?

Có sống ở đó đâu mà khóc thuê cover 1.jpg
Vào mùa khô, bà con thôn 1, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam chật vật đi tìm nguồn nước và chờ nước lắng cặn mang về sử dụng. Ảnh: Báo Bình Thuận
Tư duy “Có sống ở đó đâu mà khóc thuê” bắt nguồn từ đâu?

Những người có tư duy này sẽ cho rằng kiến thức chỉ có được do trải nghiệm. Chỉ khi bạn sống ở đó, trải nghiệm những gì đang diễn ra bạn có có kiến thức về vấn đề đó. Chỉ những người đá bóng mới có kiến thức về bóng đá. Họ quên rằng kiến thức có thể đến từ học tập và nghiên cứu. Người không biết đá bóng nhưng vẫn có thể có kiến thức về bóng đá bở họ xem và tìm hiểu về nó. Nếu ai sống ở đó mới có quyền phát biểu thì các nhà sử học học không có quyền nói chuyện quá khứ, hầu hết thầy cô dạy địa lý cũng không có quyền nói về các các khu vực khác nhau trên Trái Đất. Họ có sống ở đó đâu mà.

Đây cũng kiểu tư duy vùng miền, chuyện của vùng nào vùng đó quyết, chuyện của nhà ai nhà đó lo. Những lời nói của người khác đều không có giá trị.

Có sống ở đó đâu mà khóc thuê.jpg
Ảnh: Báo Bình Thuận
Thẩm quyền để lên tiếng về vấn đề của một địa phương nơi bạn không sinh sống

Địa phương khác có thể dùng để chỉ một xã khác, tỉnh khác, hoặc một quốc gia khác. Nếu bạn không sống ở đó thì điều gì khiến tiếng nói của bạn có giá trị?

Trước tiên là không ai có thể cấm bạn bày tỏ quan điểm về một vấn đề xã hội bạn đang quan tâm, đây là quyền tự do ngôn luận. Việc bày tỏ quan điểm về vấn đề ở một nơi khác thể hiện tình liên đới của bạn với người dân ở đó. Nói lên mối dây liên kết giữa con người với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng: điều tốt của cá nhân cũng là điều tốt của cộng đồng, và ngược lại. Việc lên tiếng cũng thể hiện bạn đang tham gia vào quá trình xây dựng xã hội.

Giáo huấn xã hội cũng đưa ra “điều kiện tiên quyết cho sự tham gia là nền giáo dục vững chắc và nguồn thông tin lành mạnh. Sự tham gia phải có mức độ đúng đắn và không bị dùng sai chỉ để mưu cầu lợi ích cá nhân” (DOCAT số 99).

Một nền giáo dục vững chắc sẽ cung cấp cho chúng ta nền tảng để xây dựng xã hội, biết cách nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách khách quan, trung thực. Không thể dùng việc lên tiếng đưa ra những sai phạm của một tổ chức đang gây hại cho địa phương chỉ để đánh bóng tên tuổi của mình. Không vì thù oán với tổ chức đó mà đưa ra những thông tin sai lệch. Bất kỳ ai trước khi lên tiếng cũng cần có những tìm hiểu nhất định để hiểu về vấn đề đang xảy ra ở địa phương đó. Cần tiếp cận nguồn thông tin lành mạnh chính xác để tránh bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa các tổ chức, muốn lợi dụng dư luận để triệt hạ đối phương.

Giáo hội cũng khuyến khích giáo dân nên đào luyện để có khả năng chuyên môn trong nhiều vấn đề xã hội và nhờ đó mới tác vào việc định hình cộng đồng địa phương.​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!