20.5 Thứ Bảy trong tuần thứ Sáu Mùa Phục Sinh
Cv 18:23-28; Tv 47:2-3,8-9,10; Ga 16:23-28
Là bạn hữu của Chúa
Hôm nay tôi tìm gặp trong lời Chúa Giêsu một vài câu nói đau lòng nhất trong Phúc âm. “Bây giờ Thầy rời thế gian và về cùng Cha” và “Thầy không nói với anh em bằng dụ ngôn nữa”.
“Bây giờ Thầy rời thế gian và về cùng Cha . Một lời đại loại như thế đã từng làm cho chúng ta xa cách với một người bạn, một người con. Cậu con trai lập gia đình nói theo cách thứ mình: “Bây giờ con rời cha mẹ để về với gia đình con”. Cô gái hai mươi tuổi cũng nói: “Con sẽ đi ở nơi khác”. Đối với nhttng người ở lại và chịu sự mất mát của một cuộc ra đi, cuộc đi mang một dư vị đăng đắng. Và lúc ấy, ta cảm thấy rõ ràng hơn bao giờ hết rằng con người cần sống trong sự hiệp thông và với sự hiện diện của người khác; họ thấy hụt hẫng khi phải chia ly.
Dù cho Chúa Giêsu trình bày về sự ra đi của Ngài như môït điều có lợi cho chúng ta, cái gánh nặng của sự vắng Ngài vẫn còn đó. Chúa Giêsu sẽ không bao giờ còn hiện diện bằng xương bằng thịt nữa.
Câu thứ hai mà tôi thấy đau lòng là câu sau: “Thầy không nói với các con bằng dụ ngôn nữa”. Thời của dụ ngôn đã qua rồi. Ngôn ngữ của Chúa Kitô bây giờ là ngôn ngữ của thực tại, của biến cố.
Thế nhưng ngôn ngữ này rõ ràng quá, chính xác quá, đòi hỏi quá. Ngôn ngữ này quá dễ hiểu. Khi thực tại cho ta thấy một nơi có cảnh người bóc lột người, khi nó cho chúng ta thấy nhtrng bất bình đẳng trong xã hội, khi nó phô bày rằng chúng ta đối xử với loài chó tốt hơn với loài người và luật lệ bảo vệ cho hải cẩu hơn là cho những con người bị bóc lột ; vào những lúc ấy, ngôn ngữ này quá dễ hiểu.
Chúa Kitô nói với chúng ta bằng thực tại, bằng biến cố. Và trong khi Ngài trở về với nếp sống hoàn toàn thông hiệp với Cha, Ngài cho chúng ta cảm nhận một cách gay gắt hơn nữa rằng những bất công, những ti tiện , những dửng dưng giữa anh em với nhau là điều không thể nào chịu nổi. Ngài mời gọi chúng ta chia sẻ sự hiệp thông với Cha, nếu chúng ta có dũng cảm hiểu được thực tại cuộc đời hầu sống hiệp thông với anh chị em chúng ta, những người con của Chúa.
Trước đây Chúa Giêsu giảng dạy bằng dụ ngôn và chỉ khi ởù riêng với các môn đệ Ngài giải thích cho các ông mọi điều. Bây giờ đây đến lúc Ngài không dùng dụ ngôn nữa nhưng nói thẳng cho họ hiểu về Cha với một mức độ thân tình giữa Thầy và môn đệ. Chia sẻ các hiểu biết là yếu tố căn bản để xây dựng mối thân tình. Càng nhiều hiểu biết được chia sẻ mối thân tình càng bền chặt. Con người ai cũng quí trọng bạn tri kỷ, vì chỉ với người bạn này, họ mới cởi mở, mới san sẻ được mọi nỗi niềm. .
Chúa Giêsu cũng muốn các môn đệ là bạn tri kỷ của Ngài. Không những trao gởi niềm tâm sự, Chúa Giêsu còn trao ban chính Thịt Máu Ngài như dấu chứng của một mối thân tình bền chặt. Hãy hành động với Ngài và trong Ngài, con người sẽ gặp được điều mình mong muốn: “Những gì các con sẽ xin cùng Cha thì Ngài sẽ ban cho nhân danh Ta”. Từ thân phận tôi tớ, các môn đệ được nâng lên hàng bạn hữu, bởi vì Chúa Giêsu muốn cho họ được sống như Ngài trong chức phận làm con Thiên Chúa, một giá trị đã bị con người đánh mất nhưng đã được Đức Kitô phục hồi bằng cái chết tự hiến của Ngài.
Nhờ Bí tích rửa tội mỗi Kitô hữu được lãnh nhận chức vị làm con Thiên Chúa. Đây không phải là một tước hiệu khoác lên người nhưng là một tiếp xúc với sự sống của Thiên Chúa. Với Đức Kitô và trong Đức Kitô những gì chúng ta cầu xin sẽ được nhạâm lời. Đức Kitô đã đem lại cho chúng ta một giá trị mới đồng thời mời gọi chúng ta sống xứng đáng với giá trị ấy. “Chính Chúa Cha yêu các con vì các con đã yêu Ta và tin rằng Ta đã đến tự Thiên Chúa”. Nhờ tin nhận và yêu mến Đức Kitô, chúng ta sẽ sống trong tình yêu Thiên Chúa.
Trước kia, Chúa Giêsu giảng đay các môn đệ bằng dụ ngôn, nhưng giờ đây Ngài không còn dùng dụ ngôn nữa, Ngài muốn nói thẳng cho các ông hiểu về Chúa Cha, về mức độ mối thân tình giữa Ngài và các ông. Vì là môn đệ, cho nên trước đây, khigặp khó khăn, các ông xin Chúa giải thích và Ngài đã giải thích cho các ông. Lúc này đây, hơn cả chức phận là môn đệ, họ được gọi là bạn hữu của Ngài, vì tất cả những gì Ngài đã nghe biết nơi Chúa Cha, thì Ngài đã tỏ lộ hết cho họ.
Chia sẻ các hiểu biết là yếu tố căn bản mối thân tình giữa bạn hữu . Càng nhiều hiểu biết được chia sẻ cho nhau thì mối thân tình càng bền chặt. Con người ai cũng qúy trọn bạn tri kỷ, vì chỉ với người bạn tri kỷ, người ta mới có thể chia sẻ hết mọi điều, cởi mở hết mọi nỗi niềm. Bá Nha đã đập vỡ cây đàn vì Tử Kỳ không còn nữa. Mất Tử Kỳ là mất người thông cảm qua tiếng đàn, thì Bá Nha không còn thiết tha đàn chuyện gảy đàn nữa.
Chúa Giêsu cũng muốn các môn đệ trở thành bạn tri kỷ của Ngài. Không những trao gởi niềm tâm sự, Ngài còn traoban chính Thịt Máu Ngài như dấu chứng của một mối thân tình bền chặt. Hãy hành động với Ngài và trong Ngài, họ sẽ gặp được điều mong muốn. Điều gì các con nhân danh Thầy xin cùng Cha, thì Ngài sẽ ban cho . Từ thân phận nô lệ , tôi tớ, các môn đệ được nâng lên hàng bạn hữu, vì Chúa Giêsu muốn họ sống như Ngài trong chức phận làm con Thiên Chúa, .một giá trị dã bị con người đánh mất, nhưng đã được Chúa Kitô phục hồi bằng cái chết tự hiến của Ngài.
Chúa Kitô đã mang lại cho người Kitô hữu một giá trị mới, nhưng Ngài cũng đòi buộc họ phải sống xứng đáng với giá trị ấy. Tin nhận và yêu mến Chúa Ki tô, sẽ cho phép người Kitô hữu sống trong tình yêu của Thiên Chúa. Như các môn đệ, họ cũng dược Chúa chọn làm bạn tri kỷ của Ngài.Tất cả những hiểu biết về Thiên Chúa đã được gói trọn trong lời Ngài. Không thể là bạn tri kỷ của Ngài, nếu không đón nhận và đáp trả lời Ngài:
Ước gì lời Chúa hôm nay giúp chúng ta vui mừng hãnh diện và sống xứng đáng địa vị là con Chúa, bằng cách tin nhận và yêu mến Chúa Kitô, để được ở mãi trong tình yêu của Ngài.