Laudato Si’ – Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ chăm sóc ngôi nhà chung nhân loại
Tiêu đề của một thông điệp thường được lấy bởi từ đầu tiên của tài liệu. Nghĩa là, các thông điệp không có tựa đề mang tính thời sự, mà thay vào đó được đặt tên theo câu mở đầu, thường là câu gợi ý về chủ đề chính của tác phẩm.
Những lời đầu tiên của Laudato Si’ là tiếng Ý và được dịch là “Chúc tụng Chúa”. Chúng là một phần của đoạn trích từ “Laudato sí, mí Signore” (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa) của Thánh Phanxicô Assisi. Mở đầu bài ca đó, thánh Phanxicô Assisi ca ngợi Thiên Chúa bằng cách suy niệm về sự tốt lành của mặt trời, gió, trái đất, nước và các lực lượng tự nhiên khác.
Việc lựa chọn đoạn văn này để bắt đầu Laudato Si’ là một lời nhắc nhở về việc những người có đức tin không chỉ nên tôn trọng Trái đất mà còn ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa qua sự dấn thân của họ với thụ tạo.
Tóm tắt Laudato Si’: Các phần chính của Laudato Si’ là gì?
Laudato Si’ được chia thành sáu chương
-
Chương Một: “Tất cả những gì đang diễn ra trong Ngôi nhà chung của chúng ta”. Tóm tắt phạm vi các vấn đề hiện tại liên quan đến môi trường. Các vấn đề được thảo luận bao gồm ô nhiễm, biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, mất đa dạng sinh học và bất bình đẳng toàn cầu.
-
Chương Hai: “Tin Mừng về sự sáng tạo” lấy Kinh Thánh làm nguồn hiểu biết sâu sắc. Những câu chuyện về sự sáng tạo của Sáng Thế Ký được hiểu là ra lệnh canh tác và bảo vệ thiên nhiên có trách nhiệm. Những nỗ lực trong quá khứ nhằm biện minh cho sự thống trị tuyệt đối của con người đối với các loài khác “không phải là cách giải thích Thánh Kinh đúng đắn, như Giáo Hội hiểu” (LS 67). Thế giới tự nhiên còn được miêu tả như một món quà, một thông điệp và một di sản chung của tất cả mọi người.
-
Chương Ba: “Nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng sinh thái” khám phá các xu hướng và hệ tư tưởng xã hội đã gây ra các vấn đề môi trường. Chúng bao gồm việc sử dụng công nghệ một cách thiếu suy nghĩ, thao túng và kiểm soát thiên nhiên, quan điểm coi con người là tách biệt với môi trường, các lý thuyết kinh tế tập trung hạn hẹp và thuyết tương đối về đạo đức.
-
Chương Bốn: “Sinh thái học toàn diện” trình bày giải pháp chính của thông điệp cho các vấn đề xã hội và môi trường đang diễn ra. Sinh thái toàn diện khẳng định rằng con người là một phần của một thế giới rộng lớn hơn và kêu gọi “ cách giải quyết trọn vẹn, phải chú ý đến hậu quả thay đổi giữa nhau của hệ thống tự nhiên và cả hệ thống xã hội” (LS 139). Trong khi việc nghiên cứu các hệ sinh thái đã trở nên nổi tiếng trong khoa học sinh thái. Sinh thái học toàn diện mở rộng mô hình này để xem xét các chiều kích đạo đức và tâm linh về cách thức con người liên hệ với nhau và với thế giới tự nhiên – dựa trên văn hóa, gia đình, cộng đồng, đức hạnh, tôn giáo và tôn trọng công ích.
-
Chương Năm: “Đường hướng tiếp cận và hành động” áp dụng khái niệm sinh thái toàn diện vào đời sống chính trị. Nó kêu gọi các thỏa thuận quốc tế để bảo vệ môi trường và hỗ trợ các nước có thu nhập thấp, các chính sách mới ở cấp quốc gia và địa phương, việc ra quyết định toàn diện và minh bạch, cũng như một nền kinh tế được sắp xếp vì lợi ích của tất cả mọi người.
-
Chương Sáu: “Giáo dục và linh đạo sinh thái” kết thúc thông điệp bằng những ứng dụng vào đời sống cá nhân. Khuyến nghị một lối sống ít tập trung vào chủ nghĩa tiêu dùng mà tập trung nhiều hơn vào các giá trị lâu dài, vượt thời gian.Kêu gọi giáo dục môi trường, niềm vui trong môi trường xung quanh, tình yêu công dân, lãnh nhận các bí tích và “hoán cải sinh thái”, trong đó cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu dẫn đến sự hiệp thông sâu sắc hơn với Thiên Chúa, với người khác và thế giới tự nhiên.