Góc tư vấn

Tiệm cơm chay 0 đồng giữa TP. Hồ Chí Minh của hai ông bà ngoài 70 tuổi

Tiệm cơm chay 0 đồng giữa TP. Hồ Chí Minh của hai ông bà ngoài 70 tuổi

Tiệm cơm chay 0 đồng giữa TP. Hồ Chí Minh của hai ông bà ngoài 70 tuổi

Tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng hai ông bà vẫn thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị những bữa ăn từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Tầm 7 giờ sáng mỗi ngày, tiệm cơm chay 0 đồng của ngoại My (TP. Hồ Chí Minh) đông đúc nhộn nhịp đến lạ. Nhiều bạn trẻ tất bật chuẩn bị những phần ăn 0 đồng để gửi tặng mọi người. Chỉ một chiếc bàn inox nhỏ xếp trước nhà mà thấy thành phố này sao đong đầy yêu thương.

“Vẫn tiếp tục vì mọi người còn tin tôi”

Bà Nguyễn Thị My năm nay đã hơn 70 tuổi, tấm lưng còng vẫn cần mẫn mỗi ngày thức dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị những phần cơm chay. Bởi tuổi đã cao nên bà hay được mọi người âu yếm gọi với cái tên là ngoại My.

Mặc dù có rất nhiều bạn trẻ đến phụ giúp nhưng công việc nấu nướng chính vẫn là do ngoại My đẩm nhận. Bà cho biết bản thân là người ăn chay trường, nên bản thân rất chú trọng đến khẩu vị của món ăn. “Tôi ăn như thế nào thì cũng mong muốn người ta có thể ăn được như thế đó” – bà My chia sẻ.

Tiệm cơm 0 đồng giữa lòng Sài Gòn của hai ông bà ngoài 70 - Ảnh 2.
 
Tiệm cơm 0 đồng giữa lòng Sài Gòn của hai ông bà ngoài 70 - Ảnh 3.
 

Quán cơm chay 0 đồng đã được duy trì được hơn 2 năm. Trước đó bà và chồng là ông Trần Văn Hồng (hơn 80 tuổi) có một tiệm bán bánh khọt và bánh xèo chay. Trong thời gian dịch bệnh bà không bán nữa mà chuyển sang làm cơm chay từ thiện để giúp đỡ mọi người. Giai đoạn đó, mỗi ngày bà My và ông Hồng có thể làm đến hơn 600 phần cơm.

Dù nguyên, vật liệu nấu ăn như rau củ thời điểm đó rất đắt đỏ và thiếu thốn nhưng quán cơm nhỏ vẫn cố gắng đóng gói từng hộp cơm gửi đến mọi người. Đỉnh dịch qua đi, giờ đây số lượng mỗi phần cơm chỉ cần duy trì ở mức 250 – 300 hộp là đã đủ cho người dân ở trong địa bàn quận Bình Thạnh.

Những nguyên liệu nấu nướng, có thứ thì ngoại tự mua, có thứ thì là do đồng bào cả nước yêu quý tiệm cơm chay nhỏ này mà đồng lòng gửi tặng, ngoại cảm động lắm. Bà kể: “Tôi xin gì người ta cũng cho, từ cái hộp cơm, muỗng, đũa. Có đứa nhỏ nó còn đóng góp cho tôi từng cái hộp cơm nên tôi cố gắng duy trì quán ăn này đến tận bây giờ”.

Ngoại My chia sẻ, những gánh nặng kinh tế như tiền nhà, tiền điện, nước, gas,… lúc nào cũng đè nặng trên vai. Bà chỉ cố đến lúc nào không làm được nữa thì thôi chứ chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. “Mỗi tháng tôi phải xoay sở hơn 19 triệu tiền nhà, điện, nước,… nhiều thứ lắm. Nên tôi cũng không nghĩ ai có thể tiếp quản nổi cái tiệm cơm này. Cũng không biết là sẽ cố gắng được đến lúc nào. Có khi lúc đến Tết hoặc có khi là mai mốt không chừng” – Ngoại buồn buồn kể.

Bây giờ để có thêm chi phí duy trì tiệm cơm chay 0 đồng, ngoại còn nhận thêm việc đặt thức ăn chay như bún chay, mì chay,.. nếu ai có nhu cầu. Ngoại chỉ mong trong tương lai, nếu người ta có thương thì đặt ngoại làm đồ chay để có thêm kinh phí duy trì tiệm cơm này.

Thơm thảo tấm lòng người Sài Gòn

Cơm chay của ngoại My chỉ sau 1 tiếng bày ra đã hết veo. Khoảng 8 giờ rưỡi, trên bàn chỉ còn lại vài phần cơm cuối cùng. Ở đây mọi người muốn lấy bao nhiêu phần cũng được, không giới hạn.

Ông Hồng vừa đóng gói từng hộp cơm chỉn chu vừa chia sẻ ”Ở đây không đánh giá bất kỳ ai. Có khi người ta khó khăn thì người ta mới đến lấy”. Chính tâm thế cởi mở của ông bà mà người nào đến lấy cơm cũng nhận được nụ cười.

Chú Nguyễn Chính Viễn – một người bảo vệ ở gần đó cho biết bản thân đã ăn cơm ở tiệm cơm nhỏ này 2,3 năm nay rồi. “Cơm ngon mà tấm lòng ông bà thì thơm thảo lắm. Tuổi tôi thì cao sức thì yếu nên không thể chuẩn bị cơm, nhờ có quán cơm ông bà mà anh em đỡ được phần nào”. 

Cô Kim Khánh – một người đỡ đến giúp đỡ ông bà cụ được hơn 1 năm chia sẻ: “Tôi luôn nói ‘Chúc anh ăn ngon miệng’, ‘Chúc anh buổi sáng tốt lành’ để người ta cảm nhận được sự trân trọng của mình khi người ta đến ăn”.

Chính sự vui vẻ của mỗi người ở đây mà những bạn trẻ đến phụ tiệm cơm cũng như được tiếp thêm động lực, ai cũng làm việc vui vẻ, năng suất. Mỗi ngày đều có nhiều bạn đến thay phiên nhau phụ ông bà.

Có người còn đến từ 4 giờ sáng phụ bà nấu ăn rồi mới quay lại với công việc của bản thân. Có người thì đến lúc 7 giờ, phụ cô Kim Khánh đóng gói thức ăn, cũng có những anh chị đến vào tầm giờ chiều để gọt rau củ, chuẩn bị phần thức ăn cho ngày mai. Luôn luôn, lúc nào trong nhà ông bà cũng có những tấm lòng của người trẻ sẵn sàng giúp đỡ.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!