Kỹ năng sống

3 Bài Học Về Sự Ít Nói Giúp Bạn Tự Tin Hơn

3 Bài Học Về Sự Ít Nói Giúp Bạn Tự Tin Hơn

Trên các kênh mạng xã hội của mình, anh nhận được rất nhiều câu hỏi như: “Tại sao người ít nói lại ít nói vậy anh? “Là người ít nói thì có gì sai? Mọi người cứ bắt em nói nhiều để làm gì vậy anh?” “Anh ơi, em đẻ ra đã là người ít […]

Trên các kênh mạng xã hội của mình, anh nhận được rất nhiều câu hỏi như:

“Tại sao người ít nói lại ít nói vậy anh?

“Là người ít nói thì có gì sai? Mọi người cứ bắt em nói nhiều để làm gì vậy anh?”

“Anh ơi, em đẻ ra đã là người ít nói và chịu nhiều thiệt thòi. Làm sao để cải thiện đây anh?”

Có rất nhiều băn khoăn khác nhau liên quan đến chủ đề ít nói. Trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ 3 bài học của anh liên quan đến việc “ít nói”. Qua đó, anh tin là bạn sẽ có cách nhìn nhận khác hơn về chủ đề này.

Bài học 1: Người ít nói chắc chắn là người không nói giỏi

Bài học 1: Người ít nói chắc chắn là người không nói giỏi, kỹ năng nào cũng sẽ cần sự rèn luyện

Hãy nhìn khía cạnh như thế này, ví dụ:

Có một người ít đá banh, bạn có nghĩ là họ sẽ đá banh giỏi không?

Có một người ít làm toán, bạn có nghĩ là họ sẽ làm toán giỏi không?

Có một người ít hát, từ nhỏ đến lớn đã ít khi nào mở miệng ra hát. Bạn có nghĩ là họ sẽ hát hay không?

Câu trả lời là không.

Khi mình ít làm một điều gì đó thì mình sẽ dở trong chuyện đó. Nếu bạn muốn giỏi trong bất cứ kỹ năng nào, bạn phải làm nhiều, làm đi làm lại và kiên trì với nó.

– Huỳnh Duy Khương –

Cho nên, người ít nói là người ít mở miệng mình ra nói trong tất cả mọi trường hợp. Lúc nào cũng im im và không thể hiện suy nghĩ của mình trong một khoảng thời gian dài thì một cách hiển nhiên, bạn trở thành một người không giỏi nói.

Thậm chí, khi bản thân nói không tốt mà gặp trường hợp ép buộc phải nói, mình cũng sẽ không nói được. Ví dụ như khi có 1 ý kiến cần phát biểu, có băn khoăn cần hỏi. Hoặc khi bạn muốn làm Leader nhưng lại không truyền đạt, làm rõ được các vấn đề cần giải quyết, sẽ rất khó để nhân sự trong team có thể hiểu và hoàn thành tốt công việc.

Bài học 2: Hãy biến việc ít nói trở thành lựa chọn của bạn

Bài học 2: Hãy biến việc ít nói thành một lựa chọn, thay vì một lý do giải thích cho những giới hạn của mình

Nếu bạn cho mình là một người ít nói, hãy làm thêm 1 bước nữa để hiểu rõ bản thân muốn gì thông qua 2 câu hỏi:

  1. Mình thích và không thích nói về những chủ đề gì?
  2. Mình muốn và không muốn giao tiếp với những kiểu người nào?

 

Người giao tiếp giỏi là người có khả năng hiểu và tách bạch được 2 trường hợp: khi nào mình nên nói nhiều & trường hợp nào mình có thể giữ im lặng.

– Huỳnh Duy Khương –

Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể là người hoạt ngôn trong một lớp học dạy về chủ đề mà bạn hứng thú và là người im lặng trong một cuộc tám chuyện linh tinh với bạn bè. Vậy nên, bạn có thể là người ít nói trong trường hợp này, và nói nhiều trong một trường hợp khác.

Ở trường hợp của anh là người hướng nội, trầm tính, ít nói. Anh lựa chọn ít nói với những chuyện không liên quan tới mục tiêu và sự hứng thú của mình. Nên sẽ không ngồi tám chuyện này, chuyện kia, xem hôm nay có gì mới, giật gân hay không. Nhưng lúc làm việc, dạy học, chia sẻ ý tưởng với đội nhóm, thảo luận và trao đổi với đồng nghiệp, anh lại lựa chọn nói rất nhiều và hầu như phải nói cả ngày.

Cách anh đã biến việc ít nói trở thành một sự lựa chọn:

Get YouTube Transcripts

Bài học 3: Để ít nói là một sự lựa chọn thì bạn phải “nói giỏi”

Bài học 3: Đôi khi, đã nói giỏi rồi thì bạn có quyền lựa chọn để sống sao cho phù hợp với cá tính, niềm tin và quan điểm của mình

Khi mình có năng lực trong một lĩnh vực nào đó, mình sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho cuộc sống của mình. Tương tự với việc giao tiếp:

Khi bạn đã nói giỏi rồi thì bạn có quyền lựa chọn để sống sao cho phù hợp với cá tính, niềm tin và quan điểm của mình.

– Huỳnh Duy Khương –

Khi đó đối với những tình huống không phù hợp, bạn mới có quyền nói là: “Mình lựa chọn không nói trong trường hợp này bởi vì mình không thích.” mà không sợ bị đánh giá là “chảnh” hay “khó gần”.

Và để nói giỏi thì không dễ…

Trước kia, anh là người hướng nội, tự ti, nhút nhát. Và cũng chọn ngành IT vì nghĩ bản thân không phù hợp với ngành nghề liên quan đến giao tiếp. Cho đến khi anh gặp người mentor đầu tiên – anh Nguyễn Hữu Trí ở 1 buổi hội thảo. Anh nhìn thấy một người thành công, giỏi giang đang tự tin đứng nói ở trên sân khấu. Khi đó anh có cho mình một hình mẫu mới, và thật sự đặt mục tiêu: “Mình muốn được tự tin đứng trên sân khấu chia sẻ tự nhiên, đầy năng lượng giống người thầy đó”. Lúc còn chưa biết bắt đầu như thế nào, anh đã lựa chọn làm một việc giống như thầy mình đã làm, đó là: Học cách thuyết trình thật giỏi thay vì trở thành một người bình thường trong đám đông. Mặc dù sợ nhưng anh đã dũng cảm đặt ra mục tiêu đầu tiên phải chinh phục: trở thành MC của chương trình Awaken Your Power.

thumbnail 6 1

Và anh đã làm được. Sau 11 năm kể từ ngày bắt đầu thay đổi, anh đã là một Trainer, Speaker – có thể tự tin đứng trước cả ngàn người mà không lo sợ. Hành trình đó không dễ, nhưng lại rất xứng đáng với những gì mà anh đã trải qua..

Lời Kết

Tóm lại, sẽ có 3 bài học mà bạn có thể nhớ sau khi đọc xong bài viết này:

  1. Người ít nói chắc chắn là người không nói giỏi, kỹ năng nào cũng sẽ cần sự rèn luyện.
  2. Hãy biến việc ít nói là một lựa chọn, thay vì một lý do giải thích cho những giới hạn của mình.
  3. Muốn ít nói là một sự lựa chọn, bạn phải rèn luyện để “nói giỏi”  Duy Khương

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!