Góc tư vấn

Sự khác nhau giữa đạo Tin lành và đạo Công giáo

Sự khác nhau giữa đạo Tin lành và đạo Công giáo

Tin Lành và Công Giáo

Tin lành được tách ra và thành lập từ cuộc cải cách giáo hội khởi xướng bởi Martin Luther. Nguyên nhân cuộc cải cách được cho là bởi ông phản đối đời sống sa hoa hưởng lạc của hàng giáo phẩm trong giáo hội Rô-ma lúc bấy giờ. Và nhất là việc giáo hoàng Leo X đã thực hiện bán “bùa xá tội’. Bằng việc ra lệnh ban ơn toàn xá cho những ai dâng cúng tiền của cho Giáo hội. Dưới đây là những sự khác nhau giữa đạo tin lành và đạo Công giáo.

Niềm tin khiến đạo Tin lành trở nên rất khác biệt với các đạo Ki-tô còn lại. Xuất phát từ quan điểm rằng con người chỉ có thể được cứu rỗi bởi sự ăn năn thật. Và bởi đức tin tiếp nhận Giê-su là Đấng Messiah mà không cần vai trò trung gian của giáo hội. Họ đặc biệt chỉ tin vào những gì ghi trong Kinh thánh. Những điều khác không được đề cập đều không được đạo Tin Lành chấp nhận. Cụ thể như sau:

1. Hình thức thờ phượng ảnh tượng

Khác với đạo Công giáo thờ phượng rất nhiều ảnh tượng của chúa Giê-su, đức mẹ và các thánh. Nhưng người đạo Tin Lành tin vào điều răn trong cựu ước rằng: “Không được thờ phượng ảnh tượng bất cứ thứ gì”. Nên họ tuyệt đối không thờ ảnh tượng nào. Thánh đường của đạo Tin Lành chỉ sử dụng cây thánh giá trơn để làm biểu tượng.

Đây là sự khác nhau giữa đạo Tin lành và đạo Công giáo dễ nhìn thấy nhất.

Sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và Công giáo
Bên trong giáo đường Tin Lành

2. Niềm tin vào đức mẹ

Khác với đạo Công giáo rất tôn sùng, thờ phượng đức mẹ. Công nhận mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa. Với đặc tính đồng trinh và hồn xác lên trời. Nhưng với người Tin Lành, họ không công nhận đặc tính đồng trinh và hồn xác lên trời của mẹ. Vì đơn giản là những điều này không hề được ghi chép trong kinh thánh.

3. Lễ nghi

Trong khi đạo Công giáo tổ chức thánh lễ với nghi thức rườm rà. Người đạo Tin Lành chỉ giảng giải thánh kinh. Chú tâm vào việc học hỏi kinh thánh. Hay thực hiện lễ thánh thể, lễ Báp-têm đơn giản.

 

4. Các bí tích

Trong khi đạo Công giáo có đến 7 phép bí tích. Là:

  • Bí tích Rửa Tội.
  • Bí tích Thánh Thể
  • Bí tích Thêm Sức.
  • Bí tích Hoà Giải.
  • Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân.
  • Bí tích Truyền Chức Thánh.
  • Bí tích Hôn Phối

Thì đạo Tin Lành chỉ thực hiện nghi thức Thánh Thể, và làm lễ Báp-têm (phép Rửa tội).

4.1 Nghi thức Thánh Thể

Trong khi đạo Công Giáo, Linh mục thực hiện phép hóa bánh rượu thành mình máu Chúa một cách cầu kỳ. Việc lãnh nhận bí tích thánh thể giúp giáo dân được hiệp thông với Chúa, nuôi dưỡng linh hồn. Thì người đạo Tin lành cho rằng phép Thánh thể chỉ là kỷ niệm về sự chết của Chúa Giê-su. Qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với Thiên Chúa. Vì vậy nghi lễ được Mục sư thực hiện theo một nghi thức đơn giản. Sau đó tất cả tín đồ và giáo sĩ cùng uống rượu và ăn bánh với nhau.

lễ thánh thể đạo Tin Lành
Lễ thánh thể đạo Tin Lành

4.2 Lễ Báp-têm

Trong khi đạo Công giáo gọi là bí tích rửa tội. Linh mục thực hiện đổ nước lên đầu tín đồ một cách tượng trưng. Với ý nghĩa xóa sạch tội tổ tông, tiếp thêm sức mạnh bởi chúa thánh thần. Và là nghi lễ đánh dấu việc gia nhập đạo.

Thì đạo Tin Lành gọi bí tích này bằng cái tên là lễ Báp-têm. Và thực hiện theo lối cổ của ông Gio-an Báp-têm trong kinh thánh. Họ dìm tín đồ xuống nước cho ướt hết. Không phải để tẩy trừ tội lỗi. Mà đó là hình thức tượng trưng cho sự tái sinh một đời sống mới. Một sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí đối với Chúa trời.

 

Người đạo Tin Lành không đồng thuận với việc rửa tội cho trẻ em khi mới lọt lòng.  Mà để được lãnh nhận phép Bắp-têm, tín đồ phải đạt đủ các tố chất là: phải đủ tuổi (15 tuổi trở lên) để hiểu biết các lẽ đạo. Và nhất là phải ăn ở trong sạch, không được phạm tội.

Trong tất cả các lễ, đạo Tin lành đều không bắt buộc. Trong khi đó, đạo Công giáo lại yêu cầu tất cả các tín đồ phải tham dự các bí tích và các lễ theo quy định của giáo hội. Thậm chí có những lễ còn buộc phải nghỉ “việc xác” (nghỉ làm việc).
Tín đồ đạo Công giáo xưng tội trong toà kín với linh mục là hình thức chủ yếu nhất. Còn tín đồ đạo Tin lành sẽ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa.

5. Vai trò của Kinh thánh

Cả hai tôn giáo Tin lành và Công giáo đều lấy Kinh Thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý. Riêng Cựu Ước, đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong số 46 quyển. Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh Thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo.
Còn đạo Công giáo lại cho rằng: ngoài Kinh Thánh còn có những văn bản khác như nghị quyết của Cộng đồng chung, các sắc chỉ, thông điệp,… của Giáo hoàng.

Đây là sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công giáo khiến 2 đạo này hiếm tìm thấy tiếng nói chung.

6. Luyện ngục

Trong khi đạo Công giáo tin có Thiên Đàng, Địa ngục và Luyện ngục. Nơi thanh luyện các linh hồn mắc tội nhẹ, để họ được cứu vớt lên thiên đàng. Thì đạo Tin Lành cho rằng Kinh Thánh chỉ nói đến Thiên đường, Địa ngục. Không hề nói đến Luyện ngục. Nên họ chỉ chấp nhận Thiên Đàng và Địa ngục mà thôi.

7. Tổ chức giáo hội

Đạo Tin lành cũng có hàng giáo phẩm như đạo Công giáo nhưng đơn giản hơn gồm: Mục sư, dưới mục sư là Truyền đạo (còn gọi là giảng sư) và Chấp sự.
Hàng giáo phẩm đạo Tin lành chủ yếu là nam. Một số phái có tuyển chọn các chức vụ là nữ. Đa số các hệ phái Tin lành, vợ mục sư cũng được đào tạo trở thành Truyền đạo để hỗ trợ cho công việc của chồng.
Hàng giáo phẩm của Tin lành không áp dụng luật độc thân như giáo sĩ đạo Công giáo. Họ được lấy vợ, lấy chồng. Sinh đẻ con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình riêng.

Đạo Tin lành tuy tách hẳn khỏi đạo Công giáo nhưng không lập ra tổ chức giáo hội cho toàn đạo. Mà đi theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với những hình thức khác nhau theo từng hệ phái, hoặc theo từng quốc gia. Trong cơ cấu tổ chức giáo hội, các hệ phái Tin lành chủ trương giao quyền tự trị cho các giáo hội quốc gia. Giáo hội quốc gia lại giao quyền tự lập, tự trị, tự dưỡng cho các Hội thánh cơ sở.

Mặc dù cùng tôn thờ Thiên Chúa và tin theo giáo huấn của chúa Giê-su. Tin ngài là ngôi ba Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng vì sự khác nhau giữa đạo Tin Lành và đạo Công giáo quan điểm đức tin, hình thức tôn thờ. Và nhất là tổ chức lãnh đạo trong giáo hội. Nên 2 đạo này rất xa rời nhau và khó có thể hòa hợp.

 

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!