Kỹ năng sống

Tranh nhau khoe giấy khen của con lên facebook, “cuộc đua thể diện” của bố mẹ lại bắt đầu!

Tranh nhau khoe giấy khen của con lên facebook, “cuộc đua thể diện” của bố mẹ lại bắt đầu!

 

Sau một năm học, có lẽ điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn nhìn thấy, tấm giấy khen của con mình. Giấy khen quả thực là tấm bằng hình thức phản ánh năng lực học tập của con trẻ. Và việc ba mẹ đem khoe thành tích của con rầm rộ trên mạng xã hội cũng không còn là chuyện quá xa lạ. Vấn đề này đã vô tình mang đến cho mọi người một thông diệp sai lệch đó là “ đứa trẻ ngoan phải có điểm số tốt và nhiều giấy khen”. Người ta lại có cảm giác đây là cuộc chạy đua thể diện của những ông bố bà mẹ ngày nay.

Chúng tôi vô tình đặt ra trong đầu mình một câu hỏi “vậy chẳng lẽ những đứa trẻ không nhận được giấy khen lại là hư và cha mẹ của chúng đang rất xấu hổ về con mình sao?”

Được mời đến tham gia buổi phỏng vấn, tiến sĩ Trần Thành Nam giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại Học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã nêu ra nhiều kiến giải về câu chuyện “ đến hẹn lại lên” này.

Sự thật thì vấn đề này dường như đã ăn sâu vào trong tìm thức của các bậc phụ huynh. Khi được hỏi “cán cân” lợi ích và tác hại của việc khoe giấy khen của con lên mạng XH thì bên nào nặng hơn ? , tiến sĩ cho biết:

Về mặt cảm xúc, có thể nói đó là cách thể hiện sự tự hào của bố mẹ, song những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến con trẻ là không thể tránh khỏi. Việc phụ huynh khen con mình để tạo thành tích là tốt, nhưng khen cũng phải đúng cách, đôi khi việc này lại biến những đứa trẻ trở nên “kiêu căng” hơn so với những đứa trẻ khác và sẽ không thể tránh khỏi việc bạo lực học đường từ việc khoe giấy khen lẫn nhau. Một số đứa trẻ sẽ cảm thấy việc học của chúng thật sự nặng nề vì bản thân chỉ học để có giấy khen đem về cho ba mẹ mình “khoe”, còn những kiến thức mà chúng được học trên ghế nhà trường thì chẳng còn đam mê tiếp thu nữa.

Vô hình chung, bố mẹ đang gửi đến cho con em mình một thông diệp sai lệch khi “trẻ ngoan phải là đứa trẻ học giỏi, có điểm số tốt và có nhiều giấy khen”. Nhưng trên thực tế thì những đứa trẻ ngoan và thành công không nhất thiết phải cần có thứ đó. Khoe giấy khen đang dẫn đến một căn bệnh “ tư duy thành tích”. Vì chưa chắc những đứa trẻ ngoan đều giỏi và ngược lại.

Vì thế mà phụ huynh vẫn cứ vô tư khoe thành tích của con mình lên mạng xã hội, mà vô tình quên mất một điều rằng người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những hành động này là con của mình.

“Vậy bản thân đứa trẻ liệu có thực sự thích điều này không ?”

Theo tâm lý chung thì trẻ em luôn muốn được ba mẹ ghi nhận và khen trước thành tích của mình. Nhưng việc này chỉ thực sự giá trị khi người được khoe là người có vai trò quan trọng với trẻ.

Đứa trẻ chỉ muốn tiết lộ điều này cho người quan trọng và rất ngại khi để những người ngoài biết. Bản thân mỗi người luôn có cảm giác mình vẫn chưa làm mọi thứ thực sự tốt, nhưng có câu “con hát thì mẹ khen hay” và đôi lúc phụ huynh lại có phần khen hơi quá so với thực tế. Điều này sẽ khiến những đứa trẻ cảm thấy có phần ngượng nghịu, áp lực và phải làm sao để xứng đáng với lời khen đó.

Còn về phần những đứa trẻ đã quen với việc tâng bốc, không có năng lực lâu dần sẽ sinh tính giả dối khi đem khoe thành tích của mình với bạn bè xung quanh.

“Đứa trẻ cần làm gì, khi thấy ba mẹ mình khoe thành tích lên Facebook?”

Bản thân mỗi người sinh ra đều có quyền tự do bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó mà mình cho là không phù hợp hay khiến bản thân cảm thấy khó chịu. Tuy còn khá ngô nghê nhưng lời nói ấy lại mang tính chân thực cao. Nhưng ở phương Đông, trẻ em lại yếu thế hơn. Một khi gặp áp lực hay vấn đề nào đó liên quan đến bản thân trẻ rất ít khi tâm sự với người thân. Vì vậy điều này đòi hỏi sự thay đổi ở người lớn. Phụ huynh cần trang bị cho trẻ một nhóm kỹ năng thể hiện cảm xúc tiêu cực cho người khác biết bằng cách thức phù hợp. Đầu tiên, là xác định được cảm xúc của mình. Điều thứ hai, là tự thư giản để làm mình bình tỉnh khi chia sẻ. Cuối cùng, là tìm cho mình một khoảng thời gian, không gian phù hợp để nói với bố mẹ “Con không thích mẹ đưa quá nhiều về chuyện học tập của con lên Facebook, việc đó sẽ làm cho con cảm thấy rất áp lực trong học tập”. Khi nói hãy nói bằng câu khẳng định nhưng tôn trọng.

Trẻ em là lứa tuổi cần được lắng nghe và thấu hiểu. Trẻ cần được học những điều tốt đẹp thay vì ngày ngày nhìn thấy cảnh ba mẹ chúng đưa thành tích của mình lên MXH. Hãy dành thời gian để lắng nghe trẻ nhiều hơn, đừng bắt trẻ phải học hành quá nhiều kiến thức để chạy theo căn bệnh thành tích mà hãy để trẻ tự phát triển bản thân, thực sự giỏi dựa trên năng lực cá nhân mà không phải do ba mẹ đề cao quá nhiều!

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!