Lông mày của con người tiết lộ bí ẩn về sức khỏe
Lông mày là hàng rào bảo vệ mắt, có thể cản bụi, đồng thời cũng có tác dụng ngăn cản các hạt nước mưa và mồ hôi lọt vào mắt. Thực tế, lông mày cũng phản ánh khá rõ nét về tình trạng sức khỏe và tính cách của chúng ta.
Con người khi gặp khó khăn hoặc vấn đề phải suy nghĩ thường có xu hướng cau mày. Ngược lại, khi mọi việc thuận lợi, suôn sẻ thì chúng ta hay mỉm cười, vui vẻ một cách tự nhiên.
Nhìn chung, sắc thái của lông mày cũng là một cách để con người biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Nếu không có nó, khuôn mặt sẽ trở nên vô cảm.
Quan sát độ dày, dài, màu sắc và khoảng cách giữa các sợi lông mày có thể biết được thể chất, tính cách của một người.
Ví dụ, những người có lông mày rậm có thể chất khỏe khoắn và năng lượng mạnh mẽ, những người có lông mày mỏng dường như có thể chất yếu và năng lượng phân tán hơn.
Những người có lông mày rậm thường dễ nổi nóng và thường xuyên phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, buộc họ phải phản ứng nhanh hơn; trong khi những người có lông mày mỏng thì hiền lành và phản ứng chậm hơn.
Người có lông mày hình chữ V thì hung dữ hơn, những người có lông mày hình chữ bát thì nhút nhát hơn.
Lông mày quá rậm biểu hiện tính cách gian xảo, người có lông mày rộng thì tấm lòng thoáng đãng, người lông mày hẹp thì tính tình càng hẹp hòi, đa nghi.
Sau khoảng 3-5 tháng, lông mày sẽ rụng và thay mới một lần. Nếu tuyến yên trước hoặc tuyến giáp bị suy giảm về chức năng hoặc có các bất thường về nội tiết, thì lông mày sẽ dễ rụng hoặc thưa hơn, đặc biệt là khoảng 1/3 lông mày ngoài.
Nếu lông mày đặc biệt dày, nhưng đột nhiên bị thưa và rụng thì có thể là do bệnh phong. Đối với những người bị viêm da tiết bã, lông mày không chỉ thưa, mảnh mà thậm chí rụng nhiều đến mức chỉ còn lại chân mày.
Ung thư, giang mai, thiếu máu nặng cũng có thể gây rụng lông mày. Ngoài ra, một số loại thuốc chống ung thư hoặc chống chuyển hóa cũng có tác dụng phụ này.
Nếu lông mày thẳng và lông mày mọc ngược phần lớn là dấu hiệu của bệnh bàng quang, những người có lông mày thẳng và khô có thể mắc bệnh thần kinh ở nam và rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Y học cổ truyền cho rằng độ dày của lông mày có liên quan đến sức mạnh của khí huyết và thận khí.
Người lông mày rậm, dày và đen thì khí huyết mạnh, thân thể cường tráng, thận khí đủ; người lông mày thưa dễ rụng, khí huyết và thận khí hư nhược, ốm yếu dễ bị lạnh tay chân.
Sau 40 tuổi, lông mày rụng dần là hiện tượng lão hóa tự nhiên, những người dưới 40 tuổi bị rụng lông mày được gọi là lão hóa sớm. Vì vậy, lông mày còn được gọi là “vật bảo chứng cho tuổi thọ” và có quan hệ mật thiết với Vận thế.
Giữa hai lông mày gọi là Ấn Đường, phải đầy đặn, bằng phẳng và rộng, nếu hai lông mày cách xa nhau là tốt.
Nếu khí phổi kém thì ấn đường sẽ nhợt nhạt, còn những người khí trệ, nó chuyển sang màu tím xanh. Một số trẻ em hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng có lông mày vàng và cháy xém, đây cũng là biểu tượng của khí phổi suy yếu.
Ai cũng biết lông mày liên quan mật thiết đến sức khỏe, vì vậy hãy ngừng nhổ và xăm lông mày để làm đẹp, nếu không có thể dẫn đến viêm nang lông, viêm mô tế bào, thậm chí kích thích các mạch máu thần kinh quanh lông mày, gây mờ mắt.
Nằm ở phía bên trong của lông mày, huyệt Toản Trúc ở chân mày đã là điểm mấu chốt để điều trị lông mày từ thời cổ đại.
Do các nhánh của dây thần kinh đáy mắt và dây thần kinh sọ trước đều phân bố ở khu vực này nên việc xoa bóp huyệt này thường xuyên không chỉ kích thích lông mày mọc mà còn có cải thiện thị lực, nhức đầu vùng trán và xóa tan mỏi mắt.
Theo: NTD
Quan sát độ dày, dài, màu sắc và khoảng cách giữa các sợi lông mày có thể biết được thể chất, tính cách của một người.