Kỹ năng sống

Chữ Thập Đỏ

Chữ Thập Đỏ

 

le song 08 t5

 

Buổi sáng ngày 24/6/1859, Henri Dunant, một thương gia trẻ tuổi người Thuỵ Sĩ, thức giấc với nhiều bận tâm. Từ mấy ngày nay, anh đang trọ tại một lữ quán nghèo thuộc miền Castiglione delle Stiviere bên Italia. Anh đến Italia với một công tác rất táo bạo, đó là gặp cho kỳ được hoàng đế Napoleon đệ tam của nước Pháp để xin cấp cho anh giấy phép được thiết lập một số nhà máy xay lúa tại Algerie, lúc bấy giờ đang là thuộc địa của Pháp…

Từ trong quán trọ nhìn ra, anh thấy từng đoàn binh sĩ Pháp di chuyển về cánh đồng Solferino… Và những gì phải xảy ra đã xảy ra: 300 ngàn con người từ hai phía đã giáp chiến. Tiếng súng nổ, tiếng người la hét giãy giụa. Khi màn đêm xuống, tiếng súng thưa dần, người ta chỉ còn nghe thấy tiếng rên la than khóc của các thương binh từ hai phía… Giờ phút này, Henri Dunant không còn nghĩ gì đến dự án thiết lập các nhà máy xay lúa tại Algerie nữa. Thay vào đó, nỗi oán ghét chiến tranh và sự cảm thông với các thương binh mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn anh, nhất là khi người ta bắt đầu di chuyển các thương binh vào các làng mạc…

Một người lính Pháp vừa lê lết vừa xin nước uống. Nguyên một bàn chân của anh đã bị cắt đi khỏi thân thể. Duanant dìu anh vào quán trọ. Cùng với các y sĩ của các phe đang tham chiến, Henri Dunant đã động viên tất cả dân làng để mang thực phẩm và thuốc men đến cho các thương binh, bất kể họ thuộc bên nào.

Trong những ngày ấy, thay cho dự án kinh doanh, Henri Dunant đã dành thời giờ để viết lại hồi ký về trận Solferino. Anh mô tả lại tất cả nhưng gì anh đã chứng kiến và kêu gọi tất cả những người thiện chí trên thế giới hãy giúp anh để chấm dứt thảm cảnh ấy. Không mấy chốc, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được gởi đến các chính phủ trên thế giới. Ngay tức khắc, một tổ chức nhân đạo tại Génève đã thoả thuận trợ giúp cho công tác của Dunant. Anh đi khắp các thủ đô Âu châu để thuyết phục các nhà cầm quyền ký vào một quy ước nhìn nhận quyền bất khả xâm phạm của các thương binh, các y tá và tất cả những ai phục vụ trong ngành quân y…

Ngày 26/10/1963, đại diện của 16 nước đã gặp nhau tại Génève. Tổ chức do Henri Dunant khai sinh được chính thức chào đời ngày hôm đó. Người ta gọi tổ chức này là hội Chữ Thập Đỏ, do biểu tượng của một chữ thập đỏ in trên nền trắng… Dấu hiệu này đã được treo trên các lều, các nhà cửa của những bệnh viện thuộc về phong trào này… Đó là món quà lớn nhất mà Henri Dunant đã tặng cho nhân loại.

Trong tập hồi ký trận Solferino, Henri Dunant đã ghi lại như sau: Có nhiều binh sĩ Áo dưới quyền chỉ huy của hoàng đế Francois Joseph bị bắt làm tù binh. Henri Dunant đã săn sóc họ tận tình. Thấy thế, một bà cụ già trong làng đã phản đối vì cho rằng người Áo là kẻ thù. Henri Dunant đã nói với bà cụ già như sau: “Trong sự đau khổ, không còn khác biệt giữa bạn và thù nữa… Tất cả chúng ta đều là anh em với nhau”.

Nhìn mọi người như anh em của mình, một cái nhìn như thế hẳn phải xuất phát từ một niềm tin rất sâu sắc…

Năm 1901, lần đầu tiên, giải thưởng Nobel hòa bình đã được trao tặng. Và người được danh dự ấy chính là vị sáng lập ra hội Chữ Thập Đỏ. Mười năm sau, con người đã trao tặng cho thế giới một món quà cao quí như thế đã qua đời trong một bệnh viện dành cho những người hành khất nghèo nàn bên Thuỵ Sĩ. Gia tài của ông để lại là vài cuốn sách, năm ba lá thư và một di chúc thiêng liêng như sau: “Hoặc tôi là một môn đệ của Đức Kitô giống như các tín hữu của những thế kỷ đầu hoặc tôi không là gì hết”.

Đặc điểm của các tín hữu sơ khai và cũng là lý tưởng của Henri Dunant chính là lòng mến, lòng mến đã khiến họ nhận ra mọi người như là anh em con cùng một Cha trên trời… Mỗi người Kitô chúng ta cũng có thể lặp lại lời di chúc của vị sáng lập hội Chữ Thập Đỏ: “Hoặc tôi tôn trọng và yêu thương tha nhân hoặc tôi không là gì hết”.

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!