Tâm tình độc giả

Chuyện sống ở nhà hưu…

Chuyện sống ở nhà hưu…

 

Mình ở nhà hưu được hơn 3 năm rồi. Tuổi đời đã trên 83 kể luôn 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Linh mục được hơn 50 năm.  Sống ở nhà hưu vui hay buồn? Thưa : Vui có buồn có. Mà ở đâu lại không như vậy? Nhưng nhà hưu mình đang ở thì vui là gấp bội.

 

Về nhân sự: Cả nhà không tới 10 người. Cao tuổi nhất là 97, thấp nhất là vừa hơn 80! Đủ miền: Hà Nội có, Thái Bình có, Bùi Chu có, Nghệ An có, Quảng Nam có, Bình Định có. Hầu hết là đã hơn 50 năm linh mục. Có vị vừa tạ ơn 65 năm linh mục! Ăn chung với nhau: sáng, trưa, chiều. Có vị được đề nghị để đưa thức ăn vào tận phòng, để khỏi phải đi lại vì tuổi cao phải chống gậy,  nhưng cha nhất định không chịu, vì ăn chung để mà chuyện trò cho vui, trớ trêu thay là vị này lại điếc hơi bị nhiều! Nhưng tai điếc chứ miệng đâu có điếc! Bản thân mình đây cũng khá điếc: nghe thì tiếng được tiếng mất, chứ mà “nổ” thì không thiếu phát nào! Hầu hết các vị cao tuổi hơn mình. Các vị là gương tốt cho mình về sự hòa đồng, về sự chịu đựng và về sự đạo đức…

Về nhà ở: Mình làm cha xứ hơn 40 năm, phòng mình ở nhà hưu bây giờ ngon lành hơn các phòng mình đã từng ở tại các giáo xứ. Rộng rãi, tiện nghi, tiện lợi cho người cao tuổi… Muốn sắm đồ đạc gì thì cũng tha hồ có chỗ! Có hành lang trước – sau; thích nhất là hành lang sau, rất ư là rộng rãi. Có vị còn kê bàn làm việc, có bếp mini, có treo lồng nuôi chim, có treo hoa phong lan… Thích hơn nữa là nhìn xuống hoa viên có bonsai, có hoa các loại, có b nuôi cá cnh… Có vị còn làm những bức tranh trên tường rất ý nghĩa bằng gạch tận dụng đủ màu rất bắt mắt! Có vị đã bố trí chỗ tiếp khách trên hành lang sau phòng, chơi cờ tướng hoặc domino, kể cả đôi lúc cũng nhâm nhi lai rai… Tại hoa viên này có hang đá Đức Mẹ, nhỏ mà rất xinh, có tượng thánh Micae, có thánh Martino Porres. Ngày nào mình cũng lâm râm cầu nguyện những nơi này. Hoa viên này là một nơi rất yên tĩnh, một thế giới riêng biệt. Thích lắm lận.

Về chuyện ăn uống: Phải thừa nhận rằng: Ăn ở nhà hưu ngon hơn, đầy đủ hơn khi mình còn ở xứ đạo. Hiện giờ người nấu bếp là một nữ tu và một cô phụ bếp, cả hai là người Thượng. Rất thương các cha già. Rất tận tụy. Có những thứ rất đặc sản: măng le chua, rau rng, cà đắng… Đôi ln thy c mt dĩa dế chiên đầy luôn! Cui cùng không còn chút nào! Chc là do đã ăn quen ming khi xưa! Nghe nói ti 200 ngàn mt ký lô. Đặc sn mà! Có ln mình bc bch trong băn rng thì là ă nhà hưu sang hơă nhà xứ, các v đều ôkê ngay. Có ai cho các vị quà gì thì cũng đều mang đến nhà cơm ăn chung. Các nhà hàng Công giáo cũng hay mang đến nhà bếp món này món n rđặc sn. Đức cha hay cha quản lý cũng thường xuyên gởi cho các “cha cố” cái này cái nọ. Tình nghĩa lắm!

 

Chăm sóc cho các cha là một linh mục và 2 thầy dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (Đồng Công): Dọn lễ, giúp lễ, chưng hoa, tài xế, hớt tóc; thức đêm chăm sóc khi có người đau bệnh hoặc tại nhà hoặc tại nhà thương; trồng rau sạch cho bữa ăn; sai đâu đánh đó, kể cả đánh… cờ tướng! Các cha nhà hưu rất biết ơn nhà dòng. Ba vị cha thầy này to con và rất khỏe, bế lên bế xuống các vị đau bệnh dễ như chơi vậy. Dòng này chuyên chăm sóc các cha hưu hođau yếu bnh tt.

Về công việc: Nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc. Có vị còn dịch Kinh Thánh, hoặc sẵn sàng dạy tiếng Thượng cho các sơ mới đến trong giáo phận, đi dâng lễ các nơi khi cần… Nhiều người lại thích đi xưng tội với các cha già. Tiếp khách liên tục, nhất là tiếp và giúp đỡ giáo dân người Thượng nghèo mà xưa các vị là cha xứ. Bản thân kẻ này, ngày nào cũng dậy lúc 4 giờ và dâng lễ cho các nhà nội trú người sắc tộc ở xa nhà thờ, xong rồi còn dạy nhân bản, nhắc nhở các em việc học hành. Phải lễ 5 giờ sáng để các em còn kịp giờ đi học. Khi còn ở giáo xứ, phải lo công việc mục vụ, thời giờ cho người nghèo ít thôi; về nhà hưu, toàn thời gian là cho người nghèo. Đi đâu cũng thấy người nghèo, gặp người bệnh, cần phải giúp. Đấy, nhà hưu mình là như vậy.

Chuyện thời sự: Giờ cơm là giờ thông tin mọi sự kiện trên cả thế giới. Từ chuyện đạo đến chuyện đời. Nào là chiến sự ở Úc-rai-na; rồi bóng đá trên thế gii, ai thua ai thắng, tiền thưởng bao nhiêu; hoặc có hoa hậu nào đó phát biểu dại khôn làm sao, nhà hưu này đều thông suốt cả! Bài giảng của Đức Thánh Cha cho giới trẻ hôm lễ Hiển Dung ở Bồ Đào Nha xa xôi về 3 từ của bài Tin Mừng là Tỏa Sáng, Lắng Nghe, Đừng Sợ được ngài khai triển rất hay cũng được nhà hưu bàn tới. Hưu thì có giờ hơn để đọc, để nghe, thành ra nó như thế! Vui chứ?

 

Thấy có một nguyên tắc sống không thành văn nhưng rất cần cho đời sống chung: Đất sinh cỏ già sinh tật. Mỗi người mỗi tính. Vừa rồi có một vị trong nhà để câu này trên một bản gỗ trước phòng: Nỗ lực xê xích, gay go co kéo . Ý nói là mỗi người nên tự xê xích tuy có gay go, để có thể ngồi chung với người khác. Đừng chỉ bắt người khác phải làm vừa lòng mình. Mình rất thích nguyên tắc này vì nó cần thiết cho việc sống chung.

UNESCO là tổ chức văn hóa – giáo dục của Liên Hiệp Quốc có đề cập đến mục đích của việc học hành: Thứ nhứt là học để Hiểu Biết (To Know). Thứ hai là học để hành động (To Do). Thứ ba (mà mình rất thích) là hđể Sng Chung (To live Together). Th tư là hđể khng định mình (To Be). Như vy cho nên, để sống chung với người khác được thì cũng phải học. Có bao giờ chúng ta nghĩ đến chuyện này không? Giáo lý Công giáo dạy để sống chung với tha nhân thì phải biết yêu thương và tôn trọng họ.

Thật tình mà nói: Niềm Vui và Hạnh Phúc của cuộc đời phát xuất tự lòng mình là chính. Không mua nó ngoài chợ hoặc ở siêu thị được đâu.

 

Lm Phêrô Nguyễn Vân Đông – GP Kon Tum

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!