Kỹ năng sống

Người Công giáo cần tỉnh táo trước trào lưu “chữa lành”

Người Công giáo cần tỉnh táo trước trào lưu “chữa lành”

 

Trào lưu “chữa lành” nổi lên như một giải pháp giúp người tham gia cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Tại sao người Công giáo cần tỉnh táo trước trào lưu “chữa lành”?​
Cover_nguoiconggiaocantinhtaotruoctraoluuchualanh_phailamgi.jpg

Ảnh: buddhaweekly.com

Chưa bao giờ mà trào lưu “chữa lành” lại nổi lên mạnh mẽ như lúc này, và cũng chưa bao giờ người ta lại cần được chữa lành nhiều như thế.

“Chữa lành” có thể hiểu là “quay vào bên trong xoa dịu tâm hồn”, là quá trình cải thiện sức khỏe tinh thần sau những tổn thương, va vấp, đau đớn về mặt cảm xúc của một người. Từ đó giúp con người có thể sống hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên, trào lưu này cũng có thể có một số tác động tiêu cực tới cả xã hội và giáo hội.

Tác động tới xã hội

Khi trào lưu chữa lành nổi lên, nhiều người đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng, lợi dụng nhu cầu sức khỏe tinh thần ngày một nhiều, để bán những sản phẩm hoặc dịch vụ vô bổ, không đem lại bất cứ một tác đụng nào như các khóa học, sách, podcast,…gây kém hiệu quả, hoặc gây ra những tác dụng ngược, biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời, gây nên một sự phụ thuộc rất lớn vào các phương pháp chữa lành, khiến người ta hạn chế hoặc không còn khả năng tự chữa lành bản thân, gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Gây mất cân bằng giữa việc chăm sóc bản thân và các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội. Nhiều người lạm dụng chữa lành để thoát khỏi những trách nhiệm và nghĩa vụ trong cuộc sống.

Giáo hội là “nhập thế”

Một trong những phương pháp chữa lành phổ biến hiện nay phải kể đến những lớp thiền, “chánh niệm”, áp dụng các lý thuyết tôn giáo Á Đông vào để thực hành “chữa lành”, cốt là để tìm thấy cái bình an trong tâm hồn. Đó là một nhu cầu chính đáng, khi hàng ngày con người ta phải đối mặt với quá nhiều khủng hoảng.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận bản chất của những hoạt động “chữa lành” này, có dáng dấp một cái gọi là “thoát tục”. Điều này có nghĩa là, “chữa lành” hướng con người quay hết vào bên trong, thu mình lại khỏi những mối đe dọa tới tinh thần. Đây cũng chính là nguyên do của việc làm mất cân bằng các mối tương quan xã hội của một người. Điều này đi ngược lại với bản chất của Giáo hội Công giáo, bởi vì Giáo hội là “nhập thế”. Chính Chúa Giê-su đã nhập thế làm người, đi vào giữa đời sống của con người, thực hành những hành vi bác ái, truyền giao những giá trị chân lý cho người khác, và để cho người ta tận mắt thấy tai nghe.

Theo Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công Giáo, con người chỉ có thể sống sót và phát triển nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Làm người không chỉ là sống trong mối liên hệ tốt đẹp với Thiên Chúa, mà còn phải cố gắng cẩn trọng để giữ mối giao hảo với những người khác nữa. (Docat #48Người Công giáo không thể trở thành những người “thoát tục”, mà phải trở thành những “con người nhập cuộc”. Bằng sự hướng dẫn của Giáo huấn xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng, con người sống trong bổn phận và trách nhiệm với nhau, cùng nhau thăng tiến và xây dựng một nên văn mình tình yêu.

Chính vì thế, người Công giáo nên tỉnh táo trước cách hoạt động “chữa lành”. Đặc biệt các hoạt động mang tính “thoát tục”, vì đó là những điều đi ngược lại với bản chất của Giáo hội Công giáo.​ st

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!