Phát hiện mới về tấm khăn liệm Turin
Vải liệm Turin, hay còn được biết đến là tấm vải dùng để quấn thi hài Chúa Jesus sau khi ngài bị hành hình trên thập tự giá, từ lâu đã là một chủ đề gây tranh cãi suốt nhiều thập kỷ. Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1350, tấm vải liệm có hình ảnh mờ về một người đàn ông đã thu hút được nhiều sự tranh luận về nguồn gốc cũng như tính xác thực của nó.
Trong khi nhiều người tin rằng hình ảnh trên tấm vải liệm, mô tả người đàn ông có râu với 2 tay khoanh lại là dấu ấn của chính Chúa Jesus. Thì nghiên cứu khoa học vào những năm 1980 đã bác bỏ giả thuyết đó. Các nhà khoa học khi đó cho rằng tấm vải này
Phải đến gần đây, cuộc tranh luận một lần nữa lại nổi lên khi các nhà nghiên cứu của Ý đã công bố tấm vải được dệt vào khoảng 2000 năm trước, tức là vào thời của Chúa Jesus. Phát hiện này ủng hộ giả thuyết cho rằng hoạ tiết nhuốm máu trên tấm vải có thể là do cơ thể Chúa Jesus để lại sau khi Ngài bị đóng đinh.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu nước Ý đã áp dụng một kỹ thuật gọi là tán xạ tia X góc rộng (WAXS) để xác định niên đại của tấm vải liệm. Phương pháp này giúp người ta có thể phân tích quá trình lão hoá tự nhiên của sợi lanh và từ đó xác định thời điểm tấm vải được tạo ra.
Trong kinh thánh có ghi chép rằng, Joseph xứ Armathea đã quấn thi thể Chúa Jesus trong một tấm vải liệm bằng vải lanh và đặt Ngài vào trong mộ.
Nhóm nghiên cứu lấy tổng cộng 8 mẫu từ tấm vải Turin, sau đó dùng tia X để quét chi tiết. Dựa trên những gì quan sát được, đội ngũ nghiên cứu xác định vải liệm Turin có khả năng được lưu giữ trong môi trường có nhiệt độ khoảng 22.5 độ C với độ ẩm cỡ 55% trong khoảng 13 thế kỷ, trước khi được mang đến châu Âu vào những năm 1500. Tiếp đến, nhóm nghiên cứu so sánh mức độ phân rã cellulose trong sợi vải với những mẫu vải khác từ TK thứ 1 được tìm thấy ở Israel.
Kết quả cho thấy, dữ liệu thu được từ tấm vải turin hoàn toàn tương thích với các mẫu vải có niên đại từ năm 55-74 SCN ở Masada, Israel. Ngược lại, khi so sánh với tấm vải lanh từ thời Trung Cổ (1260-1390 SCN) thì lại không tìm thấy điểm tương đồng nào.
Tiến sĩ Liberato De Caro, tác giả chính của nghiên cứu, cho rằng phương pháp xác định niên đại bằng carbon năm 1988 có thể do mẫu bị ô nhiễm dẫn đến sai sót trong kết quả.
Theo The Archaeologist