Quốc Gia Chiêm Thành
Tổ tiên của người Chàm từ các hải đảo Mã Lai, Nam Dương tràn lên bờ biển Trung Việt ngày nay từ nhiều thế kỷ trước Tây lịch kỷ nguyên. Ở đất, họ tiếp xúc với thổ dân là người Kiratas, thuộc giống Indonesiens; số người Kiratas không chịu họ chế ngự thì dồn lên ở các núi Trường Sơn, những người ấy sau này chúng ta gọi là Mọi.
Như đã nói, khi người Chàm bước vào lịch sử (192) thì người thấy họ đã tuân phục một triều vua Ấn- Độ hóa, nên từ tổ chức quốc gia cho đến xã hội, phong tục đều theo Ấn Độ.
Tông giáo chánh của họ là ẤN Độ giáo, thờ các vị thần Brahma, Visnu Civa, cùng với các Cakti là vợ của hai vị thần sau ấy. Phật Giaos cũng được sùng bái. Còn Hồi giáo thì truyền vào từ thế kỷ XI.
Xã hội chia làm 4 giây cấp là giáo sĩ (Brahmane) Qúi tộc (ksatrya), điền chủ, thương gia (Vaisya), nô lệ (Cudra). Nhưng thực tế, sự phân chia ấy không nghiêm khắc như ở Ấn Độ, vì một đàn bà quí tộc có thể kết hôn với một người đàn ông ở giai cấp thấp dưới, miễn là người này ở cùng thị tộc với mình.
Trong một gia đình quyền thừa kế dựa theo dòng mẹ, nhưng quyền nối ngôi phải dựa theo dòng cha.
Mỗi vị vua khi đăng quang, chọn một danh hiệu mà vua sẽ giữ trong thời gian trị vị, và sau khi vua mất, người ta đặt một tôn thụy, từ đó sẽ dùng tôn thụy để xưng hô vua. Vua có quyền uy tuyệt đối, biệt hiệu của vua là chiếc lọng màu trắng.
Nước Chiêm Thành chia ra làm 3, có khi là có 4 khu vực lớn:
1)Ở bắc là Amaravati, tức là vùng Quảng Nam ngày nay, ở đó có Indrapura tức Đông Dương, có thành phố Sinharpura, trên sông Thu Bồn, ở Trà Kiệu. Hai nơi đã là Quốc Đô của người Chàm.
2)Ở giữ là Vijaya, tức là vùng Bình Định ngày nay. Sau hơn 100 T.L, kinh đô phật thệ, tức trà bàn đóng ở đấy.
3)Ở nam, Panduranga là vùng Phan Rang, Bình Thuận ngày nay, tiếp giúp với Chân lập. Vùng này có lúc là một nước độc lập, đã sai sứ sang Trung Quốc. Không biết ấy là tiểu quốc độc lập, sáp nhập vào lâm áp, hay là một thuộc quốc của Phù Nam sau bị Lâm Ấp thôn tính. Giữa thế kỷ VIII kinh đô chàm đóng ở đó. Panduranga là khu vực rộng lớn hơn cả, nó bao gồm Kauthara là khu vực rộng lớn cả, tức vùng Khánh Hòa ngày nay. Kauthara có lúc tách rời và tạo thành khu vực thứ 4 của vương quốc, lấy Yanpunagara ( thành phố Khánh Hòa ngày nay) làm thủ phủ.
Theo tống sử nước Chiêm Thành chia làm 38 châu lớn nhỏ, phía Nam là Châu Thị Bị, Phía Bắc là châu Ô- Lý, phía tây là Thượng- Nguyện, có hơn 100 thôn lạc, mỗi thôn có từ 300-500 hộ, có khi 700 hộ. Cũng đặt huyện, trấn. Vua dùng anh, hoặc em làm Phó vương hoặc thứ vương, có 8 quan lớn chia nhau trong coi mọi việc ở Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi miền 2 vị; lại đặt hơn 50 văn lại các cấp để chia coi cai trị và thâu thế, 12 viên chức giữ kho, 50 viên coi việc quân. Các quan chức đều không có lương, chỉ do nhân dân cấp các món chi dùng.
Phần nhiều các vua Chàm đều rất hiếu chiến, nên duy trì một đội quân đông đảo. Thời Phạm Văm, quân đội từ 4 đến 50.000 người; về sau nhứt là thời Chế Bồng Nga chắc là đã đông hơn nữa. Thế Kỷ VIII, chỉ đạo quân bảo vệ nhà vua đã có 5000 người. Sau đó họ dùng kỵ binh và voi. Có khi đàn voi chiến đấu theo quân đội đến 1000 thớt. Võ khí là lao, kích, cung, nỏ, mũi tên bằng tre tẩm thuốc độc. Binh sĩ mang áo giáp đan bằng mây; đi theo từng đoàn theo tiếng tù và trống hai bên là cờ xí; khi lâm chiến họ tổ chức thành từng tổ 5 người để hỗ trợ lẫn nhau, nếu trong tổ có người trốn thì 4 người kia phải tội tử hình. Thủy quân gồm những thuyền lớn, trên có có pháo tháp và những thuyền nhẹ. Trong nhiều trận đánh, người ta thấy hàm đội gồm hơn trăm chiếc thuyền yểm trợ lục quân.
Binh sĩ được cấp gạo ăn và áo mặc. Từ thời Phạm Văn người Chàm đã biết thuật xây thành đắp lũy, họ kiến trúc những thành bằng gạch, có những tháp canh bằng đá, để bảo vệ thành thị.
Với quân đội ấy, người Chàm suốt mấy thế kỷ, đã làm khốn khổ các lực lượng đô hộ của Trung Quốc, Khuấy phá ven biển nước Việt, bao phen vào làm mưa làm gió ở tận Thăng Long, tiến sang đánh Chân Lập, làm chủ vương quốc này trong khoảng một thời gian; và cùng một chiến thuật đặc biệt, đã làm cho quân đội Mông Cổ, hùng mạnh nhất hoàn cầu lúc bấy giờ, phải thất bại và rút lui, khi đến mưu xâm chiếm nước họ. Nhưng vì quá hiếu chiến, phải đối phó với hai kẻ địch ở Bắc và ở Nam, Chiêm Thành tự làm suy yếu, để rồi không còn đủ sức giữu mình được mà phải xóa tên trên bản đồ.
Nhân dân Chàm gồm nhiều thị tộc, mỗi thị tộc có môt vật tổ, lấy vật tổ mà gọi tên. Có hai thị tộc lớn trong nước là dòng Cây- Cau (Kramukavamaca) và dòng Cây- Dừa (Narikelavam-ca) Hai thị tộc này dành uy thế trong nhiều thế kỷ, qua những cuộc chiến tranh đẩm máu, nhưng rồi thỏa hiệp nhau. Dòng Cây Cau làm bá chủ vùng Panduranga (vùng Phan Rang, Phan Thiết), còn dòng Cây Dừa ngự trị Miền Bắc, Indrapura (vùng Quảng Nam).
Người Chàm là giống người hung bao, gan dạ, và là những thủy thủ cang cường. Sống ở những thung lũng chặt dọc hẹp duyên hải, phía Tây ngăn chặn bởi núi cao, phía Đông là bể cả, họ phải đi tìm những gì đất họ không có. Vì vậy họ thường mưu đồ tiến ra phía Bắc, tiến vào Nam, xâm chiếm những miền đồng bằng phì nhiêu của Việt Nam và của Chân Lập. Với những chiếc ghe lướt nhẹ trên biển cả, họ cũng thường tấn công các thương thuyển, đi ngang qua hải phận của họ để cướp bóc.
Trong nước, họ sống về nghề nông, làm ruộng, làm vườn, nghề chài lưới, một ít thủ công ngheeh, cùng khai thác những rừng núi bao la có nhiều thú như voi, tê, nhiều gỗ quí, gỗ thơm như trầm hương, kỳ nam, nổi tiến hoàn cầu thời ấy.
Đất thấp để làm ruộng không nhiều, nhưng người Chàm đã biết tận dụng bằng cách khai mương, đắp đập, dẫn thủy điều. Ngày nay, ở Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết, còn nhiều dấu tích của một hệ thống thủy hoàn bị của người Chàm, tỏ ra họ rất am tường về Nông.
Người Chàm cũng làm ruộng muối. Hiện nay ở rải rác miền duyên hải miền Trung chúng ta có những ruống muối như Sa Huỳnh, Đề Gi, Hòn Khói, Ca-Na…. Ở những nơi này hoặc gần đó, xưa kia người Chàm cũng đã khai thác. Vì đất có mỏ vàng, mỏ bạc, nên người Chàm giỏi về nghề nấu, luyện đúc các loại kim loại quí. Họ đúc những tượng nhỏ, làm những hộp, bình đựng trầu, vôi ăn trầu, bình đựng nước, cán gương… bằng kim thuộc. Kỷ thuật đãi vàng, nấu vàng, khảm vàng của hộ rất tốt vào thời đấy.
Người Chàm rất khèo về thủ công. Đàn bà dệt vải lụa. Trong những trang phục của các vua chàm còn lưu lại, người ta thấy họ đã tinh xảo trong nghề này. Họ biết xen lẫn vào chỉ lụa những sợi chỉ vàng và dệt được mặt tấm vải một hình vẻ khác nhau, thêu lên những kiểu trang sức phức tạp, rồi vàng bạc càng làm tăng thêm sự quí giá.
Kiến trúc và điêu khắc của người Chàm chỉ nhắm mục đích phụng sự tôn giáo, nhứt là đạo Bà la môn. Các tháp đền xây cất, các pho tượng đá điêu khắc chỉ để thờ thần Civa, biến dạng của thần ấy và những thần thánh địa phương. Tiền của nhân công, vật liệu tài năng đều dùng vào việc ấy, còn bằng gạch đồ sộ còn đứng vững, rải rác trên miền duyên hải Miền Trung, di tích đền Mỹ- Sơn, những pho tượng, những tác phẩm điêu khắc trên đá để các viện bảo tàng chứng tỏ văn minh, mỹ thuật của dân tộc Chàm đã đạt đến trình độ cao, và quốc gia Chàm đã có thời thình vượng.
Ps: Coppy nguồn đâu đó mà admin quên, ai biết người viết hay trang chỉ để mình điền thêm vào, Cảm ơn.