Nếu tin nóng làm cho độc giả nôn nao đi tìm đọc thì phóng sự cách thức giữ chân độc giả ở lâu dài với bản báo bản đài.
Phóng sự là một thể loại quan trọng của báo chí hiện đại
Ở Phương Tây- những năm cuối thế kỷ XIX; ở Việt Nam – năm 1932 với tác phẩm đầu tiên “Tôi kéo xe” của Tam Lang – Vũ Đình Chí (1900-1983) đánh dấu sự ra đời của thể loại phóng sự. Từ bấy cho đến nay, phóng sự là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại. Không một tờ báo nào dám xem nhẹ phóng sự, tờ nào cũng ao ước có những phóng sự hay. Dạo quanh làng báo, đầy những tiếng thở dài: tiếc thay, bản báo tôi không có người viết phóng sự ra trò!
Phóng sự là gì ?
Là một cái tin được mở rộng, đào sâu? là một “cái tin nhẹ nhàng” ? là một câu chuyện thời sự?
Phóng sự chú trọng đến con người (trong sự kiện, trong vấn đề, trong hiện trạng…). Nó không chỉ quan tâm đến thông tin mà còn quan tâm đến giá trị nhân văn của thông tin. Tác giả được quyền đặc tả cảm nhận, phân tích, cắt nghĩa đời sống với một cái tôi riêng. Nhưng phải luôn nhớ: cuộc sống là trung tâm, chứ không phải cái tôi người viết là trung tâm.
Phóng sự cũng có nhiều loại
Phân chia thể loại phóng sự
Sự phân chia giúp ta có một ý niệm tương đối mạch lạc giữa các tiểu mục, nhờ đó, ngòi bút chủ động và nhạy bén hơn.
Dựa vào đối tượng có phóng sự sự kiện, phóng sự hiện trạng, vấn đề và phóng sự chân dung.
Nội dung hiện thực sẽ mách bảo ta tìm đến thể loại nào thích hợp nhất.
Đề tài phóng sự
Tìm ra được đề tài là thành công đến gần một nửa rồi. Nhưng tìm bằng cách nào? Giải pháp tốt là xây dựng “cây vấn đề”: Nó sẽ giúp ta nhìn sâu, xa vào đời sống
Ví dụ 1: Cây sung: Thân cây sung, cành sung, gốc sung, rễ sung, lá sung, trái sung.
Ví dụ 2: Cây đức tin: Thân cây (đời sống đức tin hiện tại), cành (đức tin nguời trẻ, nguời già, trí thức, nông dân .,.), gốc (truyền thống đức tin gia đình, giáo xứ …), rễ (cách đón nhận đức tin, kinh nhgiệm gặp gỡ Thiên Chúa …), lá (việc đại đức), trái (hành động dấn thân cho xã hội, giáo hôi.
Hãy ưu tiên cho những vấn đề gần, trực tiếp thuộc hôm nay và ngày mai, sau đó mới là hôm qua, hôm kia, hôm kia nữa. Những gì thuộc về quá khứ không nên bận tâm nhiều
Cuộc sống không bao giờ từ chối người cầm bút, mà chỉ có người cầm bút chối từ cuộc sống mà thôi.
Khai thác nguồn tin
Viết báo tuyên truyền hay báo đặt hang thuờng có sẳn đề tài, nên đôi khi viết xong ngay chính nguời viết cũng không muốn đọc lại, còn nguời đọc thì đã lỡ bỏ tiền mua báo phải cố đọc. Thuờng đề tài xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc đến sự kiện,nhân vật. Tức nhiên đề tài hay nếu sự kiện đụng đến đúng nổi khắc khoải lâu ngày của nguời viết. Có hai nguồn tin để nguời viết phóng sự tiếp cận.
Nguồn tin động: các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tôn giáo, quan chức, chức sắc, người dân, bạn bè, người trong cuộc, các chuyên gia, các nhà báo…không trừ một ai.
Nguồn tin tĩnh: thông cáo báo chí, tin từ các hãng tin khác (kể cà Radio và Tivi), trang web, các đơn thư, các sổ sách giấy tờ, nhật ký, sổ trực, chứng từ thu chi …
Tác phong tìm nguồn tin: dòm ngó, nghe hóng, thóc mách tọc mạch, nhanh tay nhanh mắt, nhanh mồm nhanh miệng, thính mũi thính tai. Như một ăng-ten cực nhạy, bắt được những tín hiệu rất khẽ.
Tìm cho kỳ đủ chất liệu thông tin mới thôi, nguời viết không bao giờ sợ thừa. Biết mười, ta sử dụng trong bài năm, bảy thôi, còn lại, để dành.
Khởi bút
Phóng sự thường mở bài theo lối gián tiếp bằng việc giới thiệu một người, miêu tả một quang cảnh, kể một giai thoại, dựng một đối thoại… Có được một khởi đầu tốt đẹp như rượu đã mở được nắp chai. Sau đó thì chỉ có việc rót rượu ra ly sao cho khéo cho đẹp rồi chúng ta nâng cốc.
Chi tiết bài phóng sự
Có hai loại chi tiết: loại đại trà và loại đắt giá. Loại thứ nhất là vật liệu thông thường, không cần bàn nhiều.
Loại thứ hai. Chi tiết này phải độc đáo, ấn tượng, như găm như vít vào trí não của người đọc. Một phóng sự hay thường phải có vài ba chi tiết loại này.
Chi tiết độc đáo có được nhờ tài quan sát tỉ mỉ và tinh tế. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết hay mà không biết sử dụng cũng phí.
Rải những “đồng tiền vàng” dọc theo suốt phóng sự. Đừng để đi chưa đến chợ đã hết vốn. Cũng đừng để dành đến lúc chợ tan rồi mà hàng quý còn ế ẩm.
Ngôn ngữ phóng sự
Gồm cả sự kiện, con số, có cả lý lẽ, lập luận, có cả miêu tả tường thuật, cả cảm xúc trữ tình…Chỗ nào cần thứ ngôn ngữ nào là sẵn sàng đáp ứng.
Có phóng sự phải đậm chất văn chuơng mới hợp. Có phóng sự thuần tuý thông tin vụ việc, vấn đề mới ra. Điều này tùy thuộc vào chính sự kiện hay nhân vật của phóng sự, chứ người viết cũng không theo ý riêng mình được.
Tất cả ngôn ngữ phóng sự đều hướng tới một điểm: giản dị, dễ hiểu. Lạm dụng từ chuyên môn, từ lóng, từ Hán Việt, từ đa nghĩa, từ cầu kỳ…là thái độ thiếu tôn trọng độc giả.
Giọng điệu văn
Mỗi tác phẩm phóng sự có một giọng chủ đạo nhất định nào đó. Có giọng như người đi đường chợt thấy, có giọng như chính mình là nhân chứng, có giọng khách quan, có giọng đồng cảm, có giọng kêu gọi giục giã, lại có giọng trữ tình mơ mộng…
Bên cạnh giọng chính, có đôi giọng phối thuộc, như phần bè hát, góp phần tạo thêm nhiều sắc điệu; nhưng không được lấn át giọng điệu chính.
Giọng điệu vừa toát lên từ toàn bộ tác phẩm, vừa chi phối cách tổ chức tác phẩm, góp phần tạo hiệu quả tiếp nhận ở người đọc.
Tác phẩm để đời
Một tác phẩm phóng sự để lại ấn tuợng lâu dài trong long độc giả là điều nhà báo nào cũng uớc mong. Bí quyết thánh công ở đây là trong lúc thu thập thông tin, nhà báo có kiên nhẫn đọc và lắng nghe những tín hiệu sâu thẩm bên trong của nhân vật hay không. Những thong tin đó sẽ làm cho nguời đọc và nhân vật đồng điểu với nhau, lúc đó, tác giả trở thành miếng thịt ngụi giữa hai lát bánh sandwich!
Liệu bạn có muốn có những tác phẩm phóng sự báo chí xuất sắc không ?