Đức Boniface VIII đã viết về bản chất của Giáo Hội và quyền tối cao của Giáo Hoàng. Ngài không viết về việc kết án những ai chưa hề nghe biết về Tin Mừng. Sau khi nói về chân lý rằng chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin, một phép rửa và một Giáo Hội, ngài giải thích rằng thẩm quyền tối cao của Giáo Hoàng nằm ở cả bình diện trần tục lẫn thiêng liêng. Thế rồi, ngài kết thúc rằng: “Chúng tôi làm rõ, nói, xác định và tuyên bố rằng để mọi người được ơn cứu độ, người ấy phải tuyệt đối phục quyền của Đức Giáo Hoàng.” Đây không phải là một phát biểu đòi người ta phải biết đến quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng để được cứu độ, nhưng đúng hơn, nó muốn nói đến một sự thật rằng Đức Giáo Hoàng nhận thẩm quyền từ Thiên Chúa như người kế vị hợp pháp của Thánh Phêrô, người mà Chúa chúng ta đã trao cho chìa khóa Nước Trời.
Đức Piô IX cũng diễn tả rõ ràng giáo huấn này một thế kỷ trước. Bài viết của ngài phân biệt giữa những ai tự bản chất không biết đến Tin Mừng và những ai cố ý muốn tách mình ra khỏi Giáo Hội:
“Dĩ nhiên, có những người không biết đến tôn giáo thánh của chúng ta. Chân thành mà nói, khi tuân giữ luật tự nhiên và những đòi hỏi mà Thiên Chúa ghi khắc trong con tim và sẵn sàng vâng phục Thiên Chúa, họ sống một đời sống tốt lành và có thể thừa hưởng sự sống đời đời nhờ ánh sáng và ơn sủng của Chúa chiếu tỏa trên nhân đức của họ. Vì Thiên Chúa biết, tìm kiếm và hiểu rõ tâm trí, con tim, tư tưởng và bản chất của tất cả, sự tốt lành và khoan dung tối cao của Ngài không cho phép bất cứ ai không biết mà lại chịu hình phạt đời đời. Chúng ta cũng biết rõ là không ai có thể được cứu mà không qua Giáo Hội Công Giáo. Người ta sẽ không thể có ơn cứu độ đời đời khi chống lại thẩm quyền và giáo huấn của Giáo Hội và ngoan cố tách ra khỏi sự hiệp thông với Giáo Hội và vị kế nhiệm Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng, người được giao nhiệm vụ trông coi vườn nho mà Đấng Cứu Độ đã trao phó.”
Để diễn tả giáo huấn chân chính của Giáo Hội, Hội Đồng Giám Mục cũng đã giải thích học thuyết này trong bối cảnh của thần học bí tích quy Kitô của Vatican II. Với lời của thánh Phaolô, Công Đồng đã diễn tả Giáo Hội như là Hiền Thê và là Thân Thể của Đức Kitô (Lumen Gentium, các số 6 và 7). Đức Giêsu là một với Hiền Thê của mình là Giáo Hội (x. Ep 5,32). Cả hai cùng làm một Thân Xác hữu hình của Đức Kitô tại thế. Đức Kitô là đầu và Người thực thi chức năng qua Thân Xác, chính là bí tích cứu độ (Lumen Gentium, số 9). Ngài thực thi chức năng với ai? Cả thân thể của Ngài và những phần tách ra khỏi thân thể ấy, mà Ngài cố gắng lôi kéo về trong chính Ngài (ibid., số 13). Theo đó, Giáo Hội phân phát ơn cứu độ mà Đức Kitô đã chiến thắng được. Những ai biết mà từ chối ơn này thì sẽ mất. Những ai đón nhận thì được cứu. Những ai không có cơ hội để nhận ơn này thì có thể được cứu nhờ sự hiện diện của Giáo Hội trên thế giới này (x. 1Cor 7,12-16). Giả như họ có được cứu thì họ cũng được cứu nhờ Giáo Hội dù không nhận biết được ơn đó.
Như vậy, tuyên bố của Huấn Quyền cũng không cho rằng ơn cứu độ chỉ giới hạn trong phạm vi Giáo Hội, nhưng nhấn mạnh đến vai trò của Giáo Hội như là kênh chuyển trực tiếp mạnh mẽ nhất ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho mọi loài.
Vatican II
Nhiều yếu tố và điều tốt đẹp có ý nghĩa nhất cùng nhau dựng xây Giáo Hội và làm cho Giáo Hội được sống có thể nằm ngoài những phạm vi hữu hình của Giáo Hội Công Giáo: Lời Chúa được viết ra; đời sống ân sủng; đức tin, cậy, mến, những ơn nội tâm của Thánh Thần cũng như những yếu tố hữu hình khác. Tất cả những điều này, vốn đến từ Đức Kitô và trở về với Người, đường đường chính chính thuộc về Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô… Điều đó có nghĩa là những giáo hội hay cộng đoàn tách biệt, dù chúng ta tin là họ sẽ chịu đau khổ từ thiếu sót này như đã đề cập ở trên, không hề bị tước mất đi ý nghĩa và tầm quan trọng của mầu nhiệm cứu độ, vì Thánh Thần vẫn có thể sử dụng họ như phương tiện cứu độ mà hiệu quả của nó bắt nguồn từ ân sủng và chân lý tràn trền được trao phó cho Giáo Hội Công Giáo.” (Sắc lệnh về đại kết, số 3)