Phạm Ánh Hoa
Truyền thông và truyền thông công chúng
Sơ lược về truyền thông
Truyền thông và truyền thông đại chúng
Truyền thông
Truyền thông (communication) là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội. Là quá trình truyền đạt thông tin: thông qua lời nói, chữ viết ( ngôn ngữ), cử chỉ điệu bộ, hành vi ( thể hiện thái độ hoặc cảm xúc). Có nhiều loại truyền thông khác nhau, bao gồm: truyền thông liên cá nhân ( giữa người này và người khác), truyền thông tập thể ( trong 1 cơ quan, tập thể, ….với nhau), truyền thông đại chúng
Khi đề cập đến truyền thông liên cá nhân ( interpersonal communication) thì người ta thường nhắc tới công thức nổi tiếng của Lasswell: “ Ai nói?nói cái gì?cho ai?bằng kênh nào? Và hiệu quả như thế nào?”. Nhưng sau này thì người ta nhận ra mô hình này chỉ mang tính một chiều ( người phát tin – transmitter và người nhận tin – receiver)
Người phát tin Người nhận tin
Kênh truyền tin
Mô hình mới theo chu kỳ được ra đời bởi nhà ngôn ngữ học Roman Jacobson, mô hình theo dạng vòng tròn khép kín: phát tin ( emission), truyền tin ( transmission), nhận tin ( reception) và phản hồi ( feedback). Mô hình này cho rằng: một thông điệp, sau khi được phát ra, luôn gây ra một phản ứng nào đó về phía người nhận, và người nhận tin sẽ cho một thông điệp phản hồi gởi về lại cho người phát tin , lúc đó người nhận tin cũng trở lại thành một người phát tin.
Giai đoạn phát tin ( emission): thông tin sẽ được mã hóa để truyền đạt đến người nhận ( thông qua ngôn ngữ, cử chỉ,…).Tuy nhiên trong quá trình phát tin sẽ xảy ra hiện tượng “ bị nhiễu” ( do người phát tin chưa làm chủ được ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ không truyền tải hết được nội dung của thông tin cần truyền đạt)
Giai đoạn truyền tin(transmission): thông tin được truyền đi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các kênh truyền thông hoặc thông qua người thứ 3
Giai đoạn nhận tin ( reception): sau khi thu nhận thông tin thì người nhận tin bắt đầu giải mã thông tin và giải thích nội dung thông điệp của thông tin ( bị chi phối bởi khung quy chiếu gồm trục nhận thức và trục cảm xúc: kiến thức và kinh nghiệm sống của mỗi người).
Giai đoạn phản hồi ( feedback): sau khi người nhận thông tin nhận thông tin thì phản hồi lại người phát tin về thông tin mình đã nhận.
Mô hình truyền thông theo chu kỳ của Jakobson đã nêu lên được tính chất cơ bản của bất kỳ quá trình truyền thông nào, điều này ngụ ý rằng người làm báo phải luôn đặt vào vị trí của người đọc ( “viết cho ai?”). Tuy nhiên có một sự liên hệ giữa truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng, những người hướng dẫn truyền thông có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin, do đó mà Judith Laza đã đưa ra mô hình truyền thông 2 giai đoạn:
Theo đó thì mô hình truyền thông không theo quy luật “từ trên xuống dưới” mà theo quy luật “chiều ngang”: người ta thường tranh luận, trò chuyện về một thông tin nào đó với người cùng giới, cùng tần lớp, cùng môi trường xã hội…mà ít khi hỏi trực tiếp những người có vị thế xã hội cao hơn. Do đó, truyền thông đại chúng có hiệu quả khi có sự can thiệp của truyền thông liên cá nhân.
Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng ( mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi hướng đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh,Internet.
Truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội đặc thù bao gồm 3 yếu tố cấu thành: hoạt động truyền thông ( tìm tin, chụp hình, biên tập,….), những người làm công tác truyền thông ( biên tập viên, phóng viên,….), và công chúng ( các tần lớp khác nhau trong xã hội).
Phương tiện truyền thông ( mass media) là yếu tố rất quan trọng trong truyền thông đại chúng, đó là những công cụ hay những kênh ( công cụ kỹ thuật) mà ta có thể thực hiện quá trình truyền thông. Do đó, quá trình truyền thông là quá trình xã hội – quá trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các phương tiện ấy.
Các tiêu chí về việc chọn lọc tin tức của các phương tiện truyền thông
Báo chí:
Nguyên tắc báo chí được tuân thủ theo 5 nguyên tắc: who?what?when?where?why? how? hoặc quy tắc “hình tháp ngược” quy định nội dung của bản tin phải đưa lên hàng đầu, sau đó mới đi sâu vào chi tiết, bối cảnh hay giảng giải. Tuy nhiên thì văn phong báo chí không hẳn do chính nhà báo quy định mà nó được đáp ứng theo yêu cần của công chúng.
Theo Erik Neuveu, ngoài tính chất khách quan thì báo chí có những tiêu chí đặc trưng, như: bám sát sự kiện ( phản ánh đúng sự kiện), phải mang tính chất sư phạm ( chuẩn xác, mẫu mực và trong sáng), tìm cách thu hút sự chú ý của công chúng ( chức năng kiểm tra mạch truyền thông)
Phát thanh truyền hình:
Với phát thanh truyền hình thì tính cấp thời được đặt lên hàng đầu, các sự kiện nóng được đặc lên vị trí đầu tiên. Vì thế mà một chương trình thường lệ có thể bị ngắt bởi sự kiện nổi bật nào đó xảy ra. Tầm quan trọng của tính cấp thời chi phối mọi thứ trong việc đưa tin phát sóng, từ việc tường thuật cái gì cho đến tường thuật như thế nào.
Tính thông tin là yếu tố cần được chú trọng khi bị giới hạn về thời gian của một chương trình, lúc này thông tin chỉ nhấn mạnh đến cái gì và ở đâu hơn là tại sao và như thế nào
Tác động nghe nhìn: có vai trò quan trọng trong việc lôi kéo người nghe vào thông tin cần truyền đạt. Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, người làm báo hình và báo tiếng có thể thu được những hình ảnh sống động hoặc những âm thanh thực tế về sự kiện….sẽ nổi trội hơn các bản tin khác.
Con người: cố gắng truyền đạt tin tức thông qua con người. Phóng viên phát thanh truyền hình tìm kiếm những con người hay gia đình tiêu biểu, người nào đó bị ảnh hưởng, chịu tác động bởi câu chuyện hoặc nhân vật chính của câu chuyện.
Báo trực tuyến ( Internet):
Tính cấp thời: phải đảm bảo cập nhật một cách nhanh chóng và có chiều sâu bất cứ lúc nào có thể đối với những câu chuyện đang diễn tiến. Thư ký tòa soạn Mercury Center Bruce Koon cho rằng biết báo trực tuyến “ giống như một cuộc đấu tranh cách mạng. Bạn phải hành động không phải khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng, mà là khi cơ hội đến.
Tiết kiệm thời gian của người đọc: chọn từ đơn giản, linh hoạt với độ dài của câu, nhấn mạnh những từ chủ chốt bằng cách tô màu – bôi đậm để gây chú ý.
Cung cấp thông tin nhanh và dễ tiếp cận: bằng việc viết các đoạn văn ngắn với một ý tưởng cho mỗi đoạn. Vì bài viết quá dài khiến việc bấm qua bài khác là việc khá dễ dàng.
Tư duy bằng cả hình ảnh và ngôn ngữ: việc kết hợp giữ lời bài viết với hình ảnh là rất quan trọng để gây ấn tưởng với người đọc. Một nghiên cứu cho thấy 75% độc giả có khả năng chú ý nhiều đến báo in nếu nó được bổ sung thêm phần thị giác. Vì thế mà hiện nay càng có nhiều biểu tượng, ký hiệu và đồ họa thông tin trong báo in và tạp chí
Quan hệ con người: con người làm nên tin tức, cứ liệu vẫn chỉ là cứ liệu trừ khi bạn gắn chúng với con người
Các thuyết tiếp cận truyền thông đại chúng
Lối tiếp cận “ sử dụng và hài lòng” ( uses and gratifications)
Giả định cho rằng những nhóm công chúng khác nhau có thể có những kiểu hài lòng khác nhau về các phương tiện truyền thông, tùy thuộc vào cách thức mà họ sử dụng cũng như nhu cầu của họ, và mỗi nhóm công chúng có thể có một lối lý giải khác nhau về cùng một sản phẩm thông tin, dù đó là một bài phóng sự hay là một đoạn tiểu thuyết.
Một công trình nghiên cứu của I.Glick và J.S.Levy xuất bản năm 1962 đã phác thảo được một bức tranh loại hình hóa về khán giả khi họ nghiên cứu về thái độ của công chúng Mỹ đối với truyền hình. Và có 3 loại thái độ sau:
+ Thái độ Chấp nhận: máy truyền hình được xem là công cụ tiêu khiển và phương tiện để hội nhập vào xã hội ( người già, người độc thân, lao động chân tay, trẻ me dưới 12 tuổi,…)
+ Thái độ Chống đối:có thái độ lo lắng về hậu quả của truyền hình mang lại ( giới trung lưu, và các bậc phụ huynh).
+ Thái độ Thích ứng hay Dung hòa:không xem nhiều mà cũng không xem không ít, truyền hình có thể đáp ứng nhiều mục địch khác nhau, từ thông tin đến giải trí, tuy nhiên cần phải có sự chọn lọc nhất định ( lao động tau nghề, tiểu thương, kinh doanh nhỏ,..)
Một công trình khác cũng được công bố năm 1972 bởi J. Sousselier ( Pháp) về phân loại công chúng đối với truyền hình:
+ Những người xa lánh (8%): chỉ coi ít chương trình (người dân Paris, thanh niên 15 – 24 tuổi,sinh viên,…)
+ Những người thụ động ( 29%): thích những chương trình “ bình dân” và không thích coi những chương trình mang tính “ trí tuệ” (những người có học vấn tiểu học, công nhân và nông dân)
+ Những người chọn lọc ( 30%): quan tâm đến những chương trình mang tính chất trí thức ( học vấn trung học và đại học, cán bộ,..)
+ Những người hài lòng ( 33%): thích xem hầu như tất cả các chương trình, nhưng vẫn thích những chương trình bình dân nhiều hơn là những chương trình trí tuệ ( cư dân các thành phố nhỏ hoặc thị trấn ở nông thôn, nhân viên, người về hưu,…).
Lối tiếp cận cấu trúc
“công chúng’ cảu các phương tiện truyền thông hoàn toàn không phải là một khối người đồng nhất và giống nhau, trái lại họ bao gồm nhiều tần lớp xã hội, có những quyền lợi, những suy nghĩ, những điều kiện và vị trí kinh tế – xã hội khác nhau. Do đó, chúng ta không thể lý giải được ứng xử của người dân đối với truyền thông đại chúng nếu không đặt ứng xử này trong bối cảnh môi trường các mối quan hệ xã hội, trong đó họ đang sống và làm việc, và nói một cách tổng quát, trong bối cảnh của cơ cấu xã hội.
Những đặc điểm về nhân khẩu và dân cư như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, địa bàn cư trú ( nông thôn/đô thị) sẽ được chú ý phân tích khi khảo sát về các phương thức tiếp cận và tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng.
Lối tiếp cận văn hóa
Việc nghiên cứu về ứng xử và thái độ với truyền thông đại chúng sẽ gián tiếp bộc lộ quan niệm của các tầng lớp dân cư về mối qan hệ cá nhân – xã hội, vốn nằm trong mô hình văn hóa của họ. Những người theo dõi thường suyên thời sự chính trị – xã hội có nhiều khả năng là những người có ý thức chính trị – công dân cao hơn những người không theo dõi, những người chịu khó đọc báo hoặc xem truyền hình để học hỏi và mở mang thêm kiến thức thì có nhiều khả năng là những người cầu tiến hơn những người chỉ đọc báo hay coi tivi để giải trí mà thôi.
TÂM LÝ CÔNG CHÚNG TRUYỀN THÔNG
Công chúng truyền thông
Công chúng :
Công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thông nào đó thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ.
Những đặc điểm của công chúng:
Công chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào
Là những cá nhân nặc danh
Các thành viên của công chúng thường cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết ai, mà cũng không có những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau
Hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, và do đó nó khó mà có thể tiến hành một hoạt động xã hội chung nào được
Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không bao giờ là một khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau. Đây là một thực thể rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau.
Công chúng truyền thông:
Ứng xử truyền thông của công chúng:
Thể hiện cách thức và tập quán sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng trong người dân, cũng như thái độ đối với truyền thông đại chúng. Người dân thông thường có rất nhiều cách thức khác nhau trong việc tiếp xúc và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ việc mua báo ở đâu và như thế nào, đọc báo nào, đọc mục gì, đọc như thế nào, để làm gì…cho đến việc có mở tivi hay radio hay không, thường mở vào lúc nào, trong bao lâu, coi hay nghe cùng với ai, thường coi gì hay nghe gì, để làm gì.…
Chúng ta nghiên cứ tâm lý của công chúng truyền thông thông qua sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Francis Balle đã nhận diện ra ba giai đoạn chính nơi tập chung tập quán và thái độ của công chúng mỗi khi có một phương tiện truyền thông mới ra đời:
+ Giai đoạn mê mẩn: khi phương tiện truyền thông vừa chào đời, công chúng thường tỏ ra rất hào hứng, phấn khích.
+ Giai đoạn bão hòa: công chúng bắt đầu chán vì đã theo dõi quá nhiều
+ Giai đoạn trưởng thành: việc theo dõi phương tiện truyền thông này đã đi vào tập quán trong nếp sống hàng ngày cảu họ. Lúc này họ bình tĩnh trở lại và sử dụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, công chúng biết phê bình nội dung chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc nhửng cái cần xem, và khôi phục lại những tập quán cũ đã có từ trược trong việc sử dụng ngân sách thời gian.
Theo một cuộc khảo sát vào tháng 9/1997 của Cục Thống Kê về những chương trình truyền hình thường được người dân coi nhiều nhất tại Tp. Hcm
Nội thành | Ngoại thành | Tổng cộng | Nội thành | Ngoại thành | Tổng cộng | ||
Tintức trong nước% | 23950,6 | 7656,3 | 31551,9 | Kịch% | 13929,4 | 85,9 | 14724,2 |
Tin tức thế giới% | 28560,4 | 6245,9 | 34757,2 | Thế giới đó đây% | 18138,3 | 5943,7 | 24039,5 |
Thể thao% | 19040,3 | 4130,4 | 23138,1 | Khoa học, kỹ thuật% | 8218,6 | 64,4 | 8814,5 |
Phóng sự% | 347,2 | 10,7 | 355,8 | Giải trí nước ngoài% | 16334,5 | 1611,9 | 17929,5 |
Quảng cáo% | 275,7 | 53,7 | 325,3 | Chương trình khác% | 265,5 | 53,7 | 315,1 |
Phim truyện% | 33771,4 | 8160,0 | 41868,9 | Coi tất cả% | 163,4 | 139,6 | 294,8 |
Cải lương% | 11223,7 | 6044,4 | 17228,3 | Tổng số người có xem tivi | 472 | 135 | 607 |
Ca nhạc% | 18238,6 | 2417,8 | 20633,9 |
Bên cạnh đó, một cuộc điều tra khác về lối ứng xử của cá nhân đối với truyền thông đại chúng tại Mỹ cho thấy có 4 loại ứng xử chính:
+ Những người tiêu thụ bất kể thứ phương tiện truyền thông đại chúng nào, xem “ hổ lốn” đủ mọi thứ nội dung chương trình mà không hề chọn lựa.
+ những người “ chọn lọc nguồn”: số này chỉ chọng theo dõi một loại phương tiện truyền thông mà thôi.
+ Những người “ chọn lọc đề tài”: số này chọn đề tài mà mình muốn xem và tìm trên các phương tiện truyền thông khác nhau.
+ Những người tránh né mọi phương tiện truyền thông đại chúng ( số loại này rất ít)
Maslow cho rằng những nhu cầu bậc cao hơn sẽ không xuất hiện nếu những nhu cầu bậc thấp chưa được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ hối thúc con người hành động khi chúng chưa được thỏa mãn. Và điều nhân bản của học thuyết nhu cầu của Maslow là cho rằng những nhu cầu trong thang bậc trên hoàn toàn tự nhiên và bất cứ ai cũng vậy.
Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tiếp nhận truyền thông đại chúng
Mức sống
Việc gia tăng thu nhập đồng nghĩa với việc điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng dễ dàng hơn. Theo một cuộc điều toàn cảnh Internet Việt Nam năm 2010 vừa được Yahoo và công ty khảo sát thông tin Kantar Media công bố vào ngày 20/05/2010 thì đọc tin tức thời sự qua mạng đang là hoạt động phổ biến nhất tại Việt Nam, có 97% người lựa chọn khi online. Cũng theo đó, số liệu do Bộ Thông tin và truyền thông công bố hồi cuối năm ngoái thì Việt Nam hiện có 23,2 triệu người sử dụng Internet và là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực
Cũng về Internet thì người Việt truy cập Internet tại nhà nhiều hơn: theo Yahoo!Việt Nam & Kantar Media thì 66% ( 2008) →71%(2009) truy cập Internet tại nhà với 1.500 nam, nữ từ 15 tuổi trở lên có sử dụng Internet tại 4 thành phố lớn ( Hà Nội – Tp.Hcm – Đà Nẵng – Cần Thơ) vào tháng 12/2009. Ngược lại, tỉ lệ truy cập Internet tại quán café đã giảm từ 53% ( 2008) →42% (2009). Điều này cho thấy việc sử dụng Internet tại café đã chuyển dần về nhà, phổ biến Internet mạnh mẽ đến các hộ gia đình Việt Nam.
Giới tính
Giới tính cũng ảnh hưởng đến sự tiếp nhân truyền thông đại chúng, theo cuộc điều tra tháng 9/1997 tại Tp.Hcm thì phụ nữ có tập quán mua báo tương đối ít hơn so với nam giới, so sánh với địa bàn cư trú thì phụ nữ nội thành có tỷ lệ đọc báo hàng ngày nhiều hơn so với phụ nữ ngoại thành ( 32% so với 12%)
Đối với truyền hình thì phụ nữ ngoại thành xem hàng ngày với tỷ lệ có ít hơn phụ nữ nội thành một chút ( 62% so với 71%), nhưng đối với đài phát thanh thì phụ nữ ngoại thành lại nghe nhiều hơn so với nội thành ( 23% so với 8%)
Tuổi tác
Nhìn chung tuổi tác không có tác động nào lớn, tuy nhiên theo kết quả điều tra tháng 9/1997 lại cho thấy độ tuổi càng cao có tỷ lệ đọc báo hàng ngày nhiều hơn ( 39% ở 31-60 tuổi và 28% ở 16 – 30 tuổi)
Trình độ học vấn
Càng có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhu cầu theo dõi nhiều tin tức, thời sự, và có học vấn càng thấp thì càng có khả năng nằm trong những nhóm thiên về giải trí nhiều hơn. Về nội dung thường được theo dõi ( báo in, tivi, radio), những người có học vấn cấp 3 và đại học – cao đẳng có xu hướng theo dõi tin tức và thời sự nhiều hơn số cấp 1-2. Nơi các nhóm cấp 3 và Đai học cao đẳng thì tỷ lệ coi tin quốc tế ở truyền hình cao hơn tỷ lệ coi tin trong nước
Địa bàn cư trú
Dân cư nông thôn sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để giải trí là chính, sau đó mới là để theo dõi thời sự, và họ không quan tâm bao nhiêu tới chức năng mở mang kiến thức nơi các phương tiện này giống như nơi dân cư đô thị