Về chuyện tiền bạc
Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật giùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó. Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
Chính tiền bạc đã phân chia xã hội ra thành nhiều đẳng cấp và hầu hết mọi người đều bị nó chi phối đến tận cùng của tâm tưởng.
Do đó tiền bạc luôn đồng nghĩa với địa vị, danh vọng, quyền thế… nó đồng nghĩa với mọi thứ có khả năng „làm nên cuộc đời”.
Tiền bạc có khả năng tạo dựng nên một nền văn minh vật chất, nhưng nếu người ta không tự kìm chế lấy tâm hồn mình, không để tinh thần hướng thượng, thì tiền bạc cũng có khả năng hủy hoại tâm hồn trong sáng của con người.
Với cái tâm vọng động dù đem tiền bạc ra bố thí cho người nghèo thì cũng không có nghĩa là bạn đã làm được một điều thiện.
Nên đối với người bằng cái tâm vô phân biệt mới thật sự xúc động. Bởi vì tiền bạc tự nó phân chia được xã hội thành nhiều đẳng cấp, thì hình ảnh nó bên trong mỗi người là một sự chấp trước.
„Tiền bạc có thể cho chúng ta rất nhiều về cái bì phu bên ngoài, chứ không ở trong nội tâm. Nó cho ta nhiều thức ăn chứ không phải ngon, cho ta nhiều thuốc men chứ không phải sức khỏe, cho ta nhiều người quen biết chứ không phải thân thiết, cho ta nhiều người hầu hạ chứ không phải chung thành, cho ta nhiều cuộc vui chứ không phải hạnh phúc” – Henryk Issen
Chúng ta rất cần tiền trong mọi sinh hoạt, có nó chúng ta mới làm ra của cải, góp sức với xã hội để tạo ra sự ổn định, nhưng chúng ta quyết không để cho nó chi phối, mà chúng ta phải điều khiển nó theo ý muốn của mình.
Muốn được vậy hãy nên đối sử bình đẳng với mọi người. Tự coi lương tâm mình là một vị quan tòa.
Giầu hay nghèo là do tài năng của mình thêm vào đó cái lương tâm và cơ hội.
Đừng cho tiền bạc là linh hồn, và cũng đừng khinh rẻ tiền bạc vì đó là thói chửi đời, đó là thói phản tiến bộ và ích kỷ.