Cách nhận biết tin giả
Kiểm tra nguồn
Đầu tiên hãy nhìn vào trang web nơi câu chuyện được dẫn nguồn. Nó trông có thật không? Văn bản có được viết tốt không? Có nhiều câu chuyện khác hay chỉ có duy nhất một câu chuyện. Đây có phải là trang web cơ quan tổ chức có uy tín không, bạn có thể đọc phần “giới thiệu” để biết thêm thông tin về tổ chức.
Cẩn thận với ảnh giả
Nhiều tin giả được sử dụng ảnh photoshop, ảnh do AI tạo ra hoặc ảnh có nội dung không liên quan. Đôi khi nếu nhìn kỹ bạn sẽ nhận ra một số dấu hiệu ảnh đã được chỉnh sửa hay chưa. Hoặc bạn có thể tìm kiếm hình ảnh trên Google để xem liệu ảnh có được sử dụng trong một bối cảnh khác hay không?
Kiểm tra câu chuyện ở một nơi khác
Hãy xem liệu câu chuyện bạn đang đọc có được đưa tin ở những trang tin tức khác mà bạn biết và tin tưởng hay không? Nếu câu chuyện được đưa ở nhiều trang tin tức khác thì khả năng câu chuyện đó là tin thật (cũng có trường hợp ngoại lệ), các trang tin lớn thường kiểm tra mức độ tin cậy của câu chuyện trước khi xuất bản.
Chú ý đến bối cảnh của câu chuyện
“Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, một nửa sự thật thì không là sự thật” (Ngạn ngữ phương tây). Nhiều khi một câu nói bị lấy ra khỏi bối cảnh của nó thì ý nghĩa của câu cũng bị thay đổi rất nhiều, khiến người đọc hiểu sai về nội dung. Để có thể hiểu đúng về nội dung của câu nói đó, bạn cần đặt nó vào bối cảnh nơi phát sinh ra câu nói đó.