Thư việnTruyền thông

Một vài kinh nghiệm của người biên tập

Mục tiêu của đề tài này là giúp cho các tham dự viên có thể tự đánh giá tác phẩm của mình, và cũng có thể biết phân biệt đúng sai khi đón nhận những phát xét của người khác về tác phẩm của mình.

 

1. Đặt tựa cho bài viết (theo Katherine McKinley)

Trung thực, hấp dẫn và chính xác là ba yếu tố phải nhắm đạt được khi đặt tực cho một tác phẩm truyền thông.

– Trung thực:

n  Tựa trung thực với nội dung và sắc thái của câu chuyện.

n  Bài viết về vấn đề gì và mào đầu như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tựa nhưng KHÔNG đơn thuần sao chép lại mào đầu.

n  Cầu lưu ý:

  • Nếu bài có tựa phụ thì tựa phụ phải phù hợp với tựa chính và cùng sắc thái với tựa chính
  • Đối với báo in, người đọc sẽ xem hình, rồi đọc tựa, rồi sau đó mới đọc bài viết

 

– Hấp dẫn:

n  Ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn

n  Vì số lượng từ dành cho tựa không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá

n  Dùng động từ chủ động thay vì bị động

n  Viết đơn giản và đảm bảo rằng tựa có nghĩa rõ ràng

n  Có thể tránh:

  • Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ
  • Tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà vẫn hiệu quả
  • Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng (trừ khi biết rõ luật và tính hiệu quả cao hơn)
  • Tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tựa
  • Tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tựa

 

– Chính xác:

n  Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp…

n  Ngày tháng, số liệu, sự kiện… phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài

n  Kiểm tra và kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên

 

2. Nguyên tắc biên tập (theo Gyurcsák János)

 

Trước khi biên tập phải đọc kỷ bài viết để tìm ra “ngọc” và những chổ “thủng”.

–          “Ngọc” có thế là một câu văn, một cụm từ hay hoặc một hình ảnh giá trị, hoặc một ý tưởng độc đáo, một cách diễn đạt mạnh tính cách cá nhân.

–          “Thủng” thường là do thiếu các yếu tố căn bản: Cái gì (what), ở đâu (where), khi nào (when), ai (who), tại sao (why) và như thế nào (woh/how), đồng thời cũng tìm xem bài viết đã có các thông tin toàn cảnh và bối cảnh chưa.

 

Sau đó bắt đầu xếp thứ tự ưu tiên giữa các ý trong nội dung bài viết: Điều quan trọng nhất là gì? Điều quan trọng thứ hai là … Điều quan trọng thứ ba … Điều quan trọng tiếp theo …

 

Trách nhiệm đối với bài viết: Về mặt luật pháp, biên tập viên (BTV) không chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết. Trách nhiệm, trước hết thuộc về tác giả. Ở một mức độ nhẹ hơn,  mang tính gián tiếp, sẽ thuộc về nơi ấn hành tác phẩm đó. Sự khác biệt giữa một BTV trung bình và một BTV giỏi là BTV giỏi can thiệp về nội dung bản thảo và lúc đó, BTV cũng có trách nhiệm về tác phẩm đó, ít là những nội dung do mình thêm vào hay lấy ra trước khi tác phẩm được ấn hành.

 

Khi can thiệp vào nội dung, BTV phải chú ý:

n  BTV không được thay đổi, bổ sung về nội dung và  chỉnh sửa nếu tác giả không được biết.

n  Khi can thiệp vào nội dung, BTV phải hiểu biết sâu lĩnh vực mà tác giả đề cập tới.

n  BTV không chỉ suy nghĩ trong bản thảo, mà còn suy nghĩ trong tác phẩm sẽ phát hành. BTV phải hình dung được tác phẩm hoàn chỉnh từ phía độc giả.

n  Các tác giả luôn gắn bó với một vài BTV có tên tuổi.

n  BTV phải hiểu điều tác giả nói, và giúp đỡ người đọc hiểu điều tác giả muốn nói

 

Những việc cụ thể BTV phải hành động là:

n  Làm cho cấu trúc, trật tự của bản thảo nên sang tỏ

n  Ngôn từ cô đọng và phong cách thích hợp của tác phẩm (thuật ngữ, các chữ viết tắt, chính tả,…)

n  Gạt bỏ những lỗi phi logic, những lỗi ngôn từ trong cách diễn đạt (nhất là bài nhiều tác giả)

n  Sự chính xác và đúng đắn của những dẫn chứng

n  Kiểm tra các tên tuổi và tựa đề trong tác phẩm

n  Kiểm tra sự chính xác của các minh họa và những phần phụ

n  Không thể ép tác giả theo quan điểm của mình. Bởi lẽ tác phẩm vẫn là của tác giả

 

3. thủ thuật thiết kế báo in (theo IJnet)

– Tạo lập hệ thống cấp bậc: Độc giả chỉ cần nhìn lướt qua cũng phải thấy ngay những tin bài quan trọng nhất trên trang báo. Mỗi trang đều phải có trọng tâm.

– Tạo trung tâm thị giác: Theo kết quả điều tra, hơn 80% độc giả bắt đầu đọc một trang báo từ hình chủ đạo. Mỗi trang báo nên có một hình ảnh thu hút sự chú ý – có thể là ảnh/hình minh họa của bài viết chính trên trang đó. Tác động trung tâm thị giác là một trong những yếu tố quyết định giá trị tin tức của trang.

– Sắp xếp tốt: Do độc giả không có nhiều thời gian, thông tin trên trang báo phải được sắp xếp tốt để tránh gây khó hiểu. Phải bảo đảm rằng thiết kế giúp làm nổi bật những câu hỏi mà độc giả sẽ nêu lên về những thông tin được đăng tải.

– Sự tương phản: Những trang thiết kế thành công sẽ có các yếu tố theo chiều dọc và theo chiều ngang. Phải có những yếu tố chủ đạo và yếu tố phụ, những tiêu đề chính và những tựa thứ yếu.

– Màu sắc: Dùng màu sắc để thông báo chứ không phải để trang trí. Biết sử dụng màu sắc hay không thể hiện ở việc dùng ảnh và đồ họa. Màu sắc cũng giúp dẫn dắt độc giả đi theo một trình tự nhất định. Các họa sĩ thiết kế cần nắm vững logic về cách sử dụng màu.

– Kiểu chữ: Càng nhiều kiểu chữ thì độc giả càng thấy lộn xộn. Các BTV nên dành nhiều thời gian để chọn tiêu đề thật ý nghĩa cho bài viết, hơn là loay hoay với việc nên dùng kiểu chữ nào.

– Gây bất ngờ: Mỗi ngày phải mang đến cho độc giả một điều bất ngờ – một tiêu đề, một bức ảnh, một câu chuyện hoặc hình đồ họa – nó phải đặc biệt tới mức độc giả sẽ chuyền tay nhau đọc báo. Thiết kế có thể giúp tạo ra sự bất ngờ đó. Bí quyết ở đây là: hãy tạo nên điều gì đó đặc biệt cho trang báo.

– Đừng cứng nhắc theo nguyên tắc: Nguyên tắc được đặt ra là để… bị phá vỡ, nhưng chỉ khi có lý do chính đáng. Không thể liên tục phá vỡ nguyên tắc chính vì như thế là làm mất cải mốc chuẩn và không tạo ra được bất ngờ về thị giác cho độc giả nữa. Tuy nhiên các họa sĩ thiết kế nên sáng tạo từ những nguyên tắc cơ bản. Cứng nhắc quá sẽ gây ra sự buồn tẻ.

– Kiên định: Mục nào đứng ở đâu thì ngày nào cũng phải ở đó để những độc giả bận rộn không mất công tìm kiếm thông tin.

– Nội dung quan trọng hơn: Những thiết kế đơn giản nhưng năng động mới là thiết kế hiệu quả. Dù thế nào thì nội dung mới là phần quan trọng nhất trong trang báo, phải luôn nhớ rằng việc thiết kế trang phải là để độc giả chú ý vào nội dung

Bài viết liên quan

Back to top button
error: Content is protected !!